Venise là địa điểm cuối cùng trong hành trình Châu Âu. Đẹp, thơ mộng và là nơi lý tưởng cho những đôi tình nhân. Mọi người bảo Venise chỉ đi trong một ngày là hết. Ừ, có thể thế thật nhưng mệt lắm. Ít nhất phải là hai ngày. Nhất định khi nào cả hai vợ chồng có thời gian sẽ trở lại đây. Gần 2 tuần cho hành trình: Bỉ - Pháp - Hà Lan – Pháp – Ý – Pháp. Liệt kê ra thật là kỳ cục sao lại trở về Pháp liên tục như vậy. Thực ra Pháp làm trung tâm trong chuyến đi vì tớ buộc phải quay về để giải quyết công việc ở đây, tiện thể nghỉ ngơi ở “nhà” cho nó thoải mái. Bài viết “Du lịch bụi Châu Âu” chỉ dành cho những bạn nào có sở thích đi du lịch Châu Âu “giá rẻ” và “trải nghiệm”. Bạn nào không liều thì tớ khuyên không nên đi.
Không chọn tour du lịch
Mọi người bên này thường bảo tớ: “Em đi hơi bị … năng suất. Bọn anh ở đây mấy năm trời cũng chỉ đi hơn em một tí”. Đúng là như vậy. Thú thực vì thời gian ở Pháp tớ không có nhiều. Hai tháng cắm đầu học không có một buổi nào trống để đi chơi. Cuối tuần thì cũng mệt phờ rồi. Do đó, chuyến du lịch của tớ được lên lịch trình sau khóa học.
Tớ không chọn tour du lịch do bọn Pháp tổ chức vì hai lý do: thời gian không cho phép và tiền học bổng không có nhiều. Một tour du lịch do Pháp tổ chức khá tốn kém. Tớ cũng đã search mạng bét nhè rồi đấy chứ. Biết là tour sẽ ổn hơn mình tự đi nhưng không có cảm giác tự do.
“Nghiên cứu” thị trường phương tiện và nhà nghỉ
Việc “nghiên cứu” thị trường giá phương tiện đi lại và nhà nghỉ đã được tớ tiến hành một tuần sau khi đặt chân tới Pháp. Tớ có hai tháng để chuẩn bị. Các hãng vận chuyển (máy bay, tàu TGV, Eurolines) thường có khuyến mại khá hấp dẫn cho những ai đặt vé sớm. Có khi giảm tới 50%.
Nhà nghỉ cũng nên đặt sớm vì trong mùa cao điểm (tháng 7 và tháng 8), lượng khách du lịch châu âu rất lớn. Các mùa khác lượng khách ít, giá rẻ hơn hơn tuy nhiên thời tiết có thể lạnh và không có cơ hội “nhòm ngó” các lễ hội hay hoạt động hè. Mọi người nên tránh đặt phòng vào các ngày cuối tuần (week-end) vì giá thường gấp đôi. Tớ rút kinh nghiệm từ chuyến đi Hà Lan vừa rồi. Thử so sánh, hai đêm tớ ở Amsterdam là week-end, phòng đặt khó khủng khiếp. Giá lên tới 30 euros/đêm. Trong khi đó, tớ đi Venise vào ba ngày trong tuần, giá chỉ có 13 euros/đêm. Khách du lịch cũng ít hơn, thoải mái hơn.
Tại các nước Châu Âu thường có nhiều loại phòng được offer cho khách du lịch: khách sạn, nhà nghỉ và camping. Với budget có hạn thì auberge de jeunesse (hay còn gọi là hostel tại Hà Lan) và camping là lựa chọn hợp lý.
Tại Amsterdam - Hà Lan:
Nhà nghỉ: Auberge de jeunesse có rất nhiều. Tuy nhiên phải chuẩn bị trước tinh thần nhà nghỉ tại đây không giống như trên ảnh mọi người đã search. Đây không phải là ý kiến của riêng tớ mà của rất nhiều bạn đã đi rồi. Để tránh tình trạng trên, mọi người nên đọc các comment của những người đã từng nghỉ tại đó. Chuyến đi Hà Lan của tớ thành thảm hại như vậy vì không thể chuyển ngày và tìm được khách sạn hợp lí trong hai ngày week-end.
Phương tiện: Nếu mọi người tới Amsterdam bằng Eurolines, có một thú vui đó là được ngắm cảnh đẹp ở các thành phố đi qua. Khi đi Eurolines, tớ được "dạo" trong trung tâm của Bruxelles (Bỉ), Rotterdam (Hà Lan) etc. Tớ không biết TGV thế nào nhưng nếu dùng Eurolines, trạm đỗ của Eurolines tại Amsterdam không phải ở trung tâm thành phố mà là ở Amstel Station. Gare tàu điện ngầm vào Central Station ngay sát bên tay trái sân đỗ của Eurolines. Nên chuẩn bị trước một chút tiền xu để mua vé ở máy tự động. Không nên dùng metro để vào Central Station vì mất nhiều thời gian, nên chọn tàu hỏa (màu vàng). Tuy nhiên theo tớ, nếu mọi người từ Bruges (Bỉ) sang thẳng Hà Lan thì nên đặt vé TGV. Giá rất mềm, chỉ có 19 euros. Không sợ bị trễ Eurolines.
Tại Venise – Italia:
Nhà nghỉ: khách sạn tại Ý giá khá cao, từ 60 euros trở lên. Mọi người nên chọn hình thức camping. Giá rất mềm. Chẳng hạn căn phòng tớ đã thuê ở Venise, giá chỉ có 13 euros, phòng ngủ riêng biệt. Nhà tắm, toilette chung và rất sạch sẽ. Có siêu thị, có nhà ăn ngay trong khu camping. Chỉ có một vấn đề nhỏ là đi vào thành phố hơi mất thời gian. Camping tớ thuê cách Venise gần 45 phút đi bus. Tuy nhiên theo tớ thì không vấn đề gì cả. Mọi người vẫn có thể chơi ở trung tâm đến đêm vì chuyến bus cuối cùng về các camping là 0h45 phút.
Phương tiện: Từ Paris tới Italia, tớ khuyên mọi người nên đặt máy bay giá rẻ (Ryanair). Giá khứ hồi tính tổng gần 50 euros. Từ Paris tới Italia, nếu dùng TGV mất cả một đêm. Tốn thời gian. Trong khi đó, dùng Ryanair, chỉ mất hơn 1 tiếng bay. Như vậy tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí không đáng kể. Tuy nhiên, từ Paris tới sân bay Beauvais (sân đỗ của Ryanair), mọi người phải mua vé bus một chiều đi là 13 euros. Cách đi tới sân bay như sau: từ trung tâm Paris, bắt metro: Ligne 1, direction: La défense, station: Porte de Maillot. Ra khỏi tàu điện ngầm, đối diện là trạm bán vé ra sân bay Beauvais. Thời gian từ Paris tới Beauvais mất hơn 1 tiếng. Do đó, mọi người nên đến sớm hơn một chút. Ryanair bắt check-in trước gần 2 tiếng.
Tới Venise, sân bay Treviso. Sân bay này cũng xa thành phố hơn 1 tiếng bus. Khi ra khỏi sân bay, ngay bên tay trái là chỗ bán vé bus vào Venise. Nên mua vé khứ hồi, rẻ hơn được 2 euros. Vé khứ hồi là 10 euros. Mọi người nhớ bắt chuyến vào Piazza Roma. Đây là trạm xe bus, tàu hỏa trung tâm của Venise. Từ đây, mọi người tự tìm đường về khách sạn.
Tớ vừa mới ở Venise về đêm qua. Mệt chết người vì tội tớ đã tiếp tục … lên nhầm xe bus. Vì tại bến xe, tớ thấy rất nhiều xe tới TREVISO. Tớ cứ cắm đầu, thấy Treviso là nhảy tót lên. Nhưng mọi người chú ý, các xe này không tới thẳng sân bay. Vé bus mua khứ hồi là xe bus màu xanh blue, ACTV, hướng Canova Airport. Cũng may cho tớ là quyết định đến sân bay sớm, lên nhầm xe bus tới trung tâm thành phố TREVISO. Tuy nhiên, mọi người đừng quá lo lắng. Tới đây, bắt bus green ngay bên đường, ligne 6 tới Aeroport, 2 euros, mua vé trực tiếp trên xe được. Hichic, nói là đơn giản nhưng tớ đã phải vật lộn một hồi với vốn tiếng Ý ít ỏi của tớ để tìm ra cái ligne 6 này. Bên Ý, mọi người nói tiếng Anh thậm tệ lắm, nhất là không ở trung tâm du lịch.
Chú ý là các hệ thống bus ở Venise rất khác nhau thế nên vé sử dụng cũng khác nhau. Phải mua các loại vé để sử dụng bus. Có bus vàng (trong Venise – mua vé tại guichet), xanh blue (đến sân bay – mua vé tại guichet), xanh green (Treviso – có thể mua vé trên bus).
Tại Bruges – Bỉ:
Nhà nghỉ: Cũng như Venise và Amsterdam, Bruges có 3 loại hình khách sạn trên. Thế nhưng tớ chỉ đi Bruges có một ngày, sáng đi, tối về. Bruges cách Lille, nơi tớ ở chỉ có hơn một tiếng. Bruges cũng nhỏ, tớ đi thăm chỉ mất nửa ngày là hết. Tớ không chắc lắm về chất lượng phòng nghỉ ở Bruges. Thế nhưng giá cũng khá mềm với auberge de jeunesse, từ 19 euros cho đến 25 euros/đêm. Bruges rất đẹp và thơ mộng, được mệnh danh là Venise của phương Bắc. Tớ đã không chọn Bruxelles thì mọi người nói không có gì cả mặc dù Bruxelles chỉ cách Lille có 30 phút.
Phương tiện: Tới Bruges, tớ đi TGV. Sân gare ngay đối diện với trung tâm của Bruges. Ra khỏi sân gare, đi qua con đường trước mặt là vào Bruges. Nên search trên mạng các hành trình thăm quan tại Bruges để đỡ tốn thời gian. Địa chỉ tham khảo: Có thể mua thêm bản đồ tại Bruges.
Phương tiện đi lại, theo tớ mọi người nên linh động. Theo tớ mọi người nên đi các nước sau: Bỉ - Hà Lan – Pháp - Ý. Tớ không áp dụng case này vì lí do đã nêu: phải giải quyết công việc tại Pháp. Chi phí đi lại cho lịch trình của tớ bị đắt hơn một chút và tốn thời gian. Thế nhưng cái này còn tùy thuộc vào visa của mọi người là do nước nào cấp. Mọi người sẽ bay tới nước nào đầu tiên. Mọi người có thể tự đảo vị trí lật ngược lại. Các thành phố của các nước tớ tới không lớn mấy, thế nên không phải lo tới chuyện di chuyển bằng phương tiện gì trong trung tâm. Tớ toàn đi bộ thôi.
Những thứ cần chuẩn bị khi đi du lịch bụi
Visa Card: cái này vô cùng quan trọng. Vì nó mà tớ nhiều lần lao đao. Thứ nhất: tớ không đặt được vé phương tiện trên mạng. Thứ hai: tớ không đặt được phòng trước ở các nước. Thứ ba: tớ rất bất tiện trong việc thanh toán. Nếu không có nhóc thì tớ không biết xoay sở như thế nào với các vụ đặt phòng và vé máy bay. Giá đặt phòng trước chỉ có từ 2 đến 7 euros mà tớ không đặt được. Đến sân bay Beauvais, nó bắt đóng phí sân bay 5 euros, không có thẻ không thanh toán được. Nó không chấp nhận tớ đóng tiền mặt. Loay hoay gọi nhóc không được, cuối cùng may mắn, tớ nhờ được một vị khách nước ngoài ở sân bay đóng hộ và đưa cho ông 5 euros. Thật điên rồ.
Một vụ nữa liên quan đến visa card. Tớ không có visa card, việc chuyển tiền học bổng và rembourser các khoản khác khó khăn vô cùng. Egide phải chuyển cho tớ bằng lettre chèque postale. Có nghĩa là gửi tiền cho tớ qua bưu điện. Tớ không có địa chỉ chính thức tại nơi thuê phòng ở Lille (em Minh tốt bụng đã cho tớ thuê lại phòng ký túc xá của em trong 2 tháng), đành phải gửi đến nhà anh Tuấn (Lille). Sau đó, tớ phải lóc có ra bưu điện lấy tiền. Còn vụ rembourser, hôm qua về Paris phải lên tận Egide để lấy tiền. Chán mớ đời. Cái visa card này sẽ không thể thiếu được trong những chuyến đi du lịch nước ngoài của tớ lần sau. Xin thề, về nhà sẽ phải làm một cái.
Một quyển guide: mỗi thành phố nên sắm trước một quyển guide. Tớ không chuẩn bị sẵn thế nên sang Pháp mua khá đắt. Quyển guide sẽ giúp mọi người vừa đi, vừa hiểu thông tin về những nơi mình đi. Tớ đã mất hai lần tới FNAC ở Lille để chọn lựa quyển guide nào cho phù hợp với túi tiền và phù hợp với chuyến đi. Với những bạn biết tiếng Pháp thì tớ nghĩ quyển: Evasion là phù hợp nhất. Quyển guide này gồm có cả bản đồ, thế nhưng nó có sự khác biệt lớn là rất nhỏ gọn và có các hành trình vạch sẵn, phù hợp với thời gian du lịch tại các thành phố đó.
Hành lí gọn gàng: Bỉ, Hà Lan và Ý, hành lí của tớ chỉ có một cái balo và một cái túi con con để máy quay và máy ảnh. Có lẽ vì tớ chỉ đi có 3 ngày và trở lại Pháp nên nó gọn nhẹ như thế. Tuy nhiên mọi người cũng nên chuẩn bị mọi thứ rất gọn. Lí do: sau khi check out phòng, mọi người có thể “vác” hành lí đi du lịch tiếp trước khi di chuyển đến thành phố tiếp theo.
Ngoại ngữ: Cái này thì thật sự là không thể thiếu được. Mọi người cố gắng trang bị ít nhất là tiếng Anh bập bẹ. Thực tế khi đi du lịch bụi nước ngoài, nếu không biết ngoại ngữ sẽ gặp rất nhiều rắc rối vì có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra. Bạn hỏi ai bây giờ? Không ai khác là người dân bản địa. Mà họ thì chỉ có thể giao tiếp bằng tiếng của họ và một chút tiếng Anh.
Tổng số xiền tớ đi 3 nước là: gần 300 euros. Tớ chỉ tính tiền phương tiện đi lại và nhà nghỉ thôi đấy nhé. Của tớ do đi đi, về về Pháp nên đắt hơn tí. Tớ chỉ có chút kinh nghiệm như thế. Mọi người tham khảo cho các chuyến đi nhé. Hì, nhất là Dương sẽ đi trong tháng 9 này. Chúc đi vui.
Kinh nghiệm du lịch bụi Châu Âu
http://adioso.com/
http://www.tigerairways.com/sg/en/contact_us.php?r=SGEN
http://www.airasia.com/my/en/contactus.page
Vietnam
Hanoi No. 30, Le Thai To Str., Hoan Kiem Dist., Hanoi
Ho Chi Minh City Van Phong Ban Ve Tp Hcmc
254 De Tham, P.Pham Ngu Lao, District 1,
Ho Chi Minh City, Vietnam
http://www.eurolines-pass.com/planyourroute.html
http://vn.360plus.yahoo.com/tournesol1383/article?mid=19&fid=-1
http://www.venere.com/?kwp=100-264&ref=9115&gclid=CPT25YuEoKYCFa1d7AodkHJgng
http://duyblog.wordpress.com/2009/03/20/du-lich-amsterdam-2006-part-1/
http://www.chudu24.com/tin-du-lich/kinh-nghiem/chau-au/du-lich-chau-au-re-va-mien-phi.html
http://www.onetravel.com/travel/specials/easyjet-U2.asp?FPaffiliate=Google&FPSub=GO-02-EJnewsd&kw=EasyJet%20Flight%20Booking&kw1=%3Cfont%20face%20=%22Comic%20Sans%20MS%22%20size=4%3EPromo%20Code:%3C/font%3E%3Cfont%20color=yellow%20size=4%3E%20EJET15%3C/font%3E%3Cbr%3E%3Cfont%20size=1%20color=white%3ESave%20Extra%20$15%20Using%20Promo%20Code&ndp=1&image=u2&gclid=CLPz14mRoKYCFaJl7Aod7SL0pA
http://www.bookryanair.com/skysales/FRSelect.aspx
http://www.edreams.net/
http://www.bookingbargains.com/flights-from-atlanta-to-dallas.html
WHAT'S NEW?
Loading...
2 comments:
ghé thăm nhà mình với nhé ! http://hotelsaigonluckystar.com/
Bạn ơi, mình muốn du lịch Paris, sau đó đến Montpellier thì mua vé tàu điện thế nào? Cảm ơn bạn nhé !
Bạn có thể cho mình vài thông tin có thể share phòng với bạn SV nào ở Paris không?
Post a Comment