WHAT'S NEW?
Loading...
Miếng bánh hỏi Bà Rịa trắng tinh ăn kèm thịt nướng hoặc chả giò cùng nước mắm đã trở thành "món ăn miền nhớ" mà mỗi khi xa, người con xứ Vũng Tàu lòng đau đáu nhớ!

Ngày nhỏ, khi cuộc sống còn khó khăn, mỗi lần được mẹ mua về cho đĩa bánh hỏi trắng tinh ăn kèm nước mắm là chị em tôi đã òa lên thích thú. Những sợi bánh hỏi trắng và dẻo đan vào nhau như mảnh rế và thường thì tôi rất thích nhìn vào những sợi bánh, bởi chúng be bé, xinh xắn.

Nhà gần lò bánh hỏi nên thuở nhỏ tôi rất thích theo mẹ ghé xem người ta làm bánh, đặc biệt là cuốn chả giò chiên xèo xèo trên chiếc chảo lớn. Mẹ tôi bảo, bánh hỏi ăn với rau, nước mắm là món của người bình dân, ít tiền, thêm cuốn chả giò, giá cả đĩa bánh cao hơn và những người giàu có thì thích ăn bánh hỏi với đủ thứ. Đĩa bánh hỏi của "người nhà giàu" thường thì có đủ rau thơm, thịt nướng, chả giò và đó cũng là cách ăn mà sau này, khi ghé qua các tiệm bánh hỏi Bà Rịa ở Sài Gòn, tôi nhìn thấy người ta bày bán cho khách như vậy.

Hồi nhỏ, tôi cũng hay hỏi mẹ về cái tên gọi bánh hỏi. "Bánh hỏi ăn phải trả... lời!", mẹ tôi cười hấp háy mắt. Nhưng rồi bà cũng nói tôi biết, sở dĩ người ta gọi nó là bánh hỏi vì không chỉ ở quê tôi, mà Bình Định, Bình Thuận, trong những dịp lễ hỏi xưa kia, người ta thường làm món bánh này để đãi khách. Đám cưới xưa thường có heo quay, ăn với bánh hỏi cũng là một cách để thưởng thức vị ngon của ẩm thực dân dã Việt Nam.

Bánh hỏi cũng có thể ăn kèm với thịt luộc, lòng luộc và cũng có thể cuốn bánh tráng như món bún. Nhưng với bản thân tôi, cho đến giờ, tôi vẫn cứ thích hoài món bánh hỏi ăn cùng rau thơm và chén nước mắm ớt. Dường như càng ít gia vị, chất béo và các thứ ăn kèm hỗn tạp thì món bánh hỏi mới nguyên vẹn là nó với vị ngọt dân dã của những hạt gạo, hạt nếp được xay và gạn lọc kỹ.

Giữa Sài Gòn, nếu nhớ vị quê, bạn có thể tìm thấy hương vị bánh hỏi Bà Rịa tại số 466 Nguyễn Tri Phương, quận 10, TPHCM. Tuy nhiên, nếu có dịp du lịch ra xứ biển, thì bạn cũng nên ghé lò gốc của bánh hỏi, tại Lò Bánh Hỏi An Nhứt (Quốc lộ 55, xã An Nhứt, huyện Long Điền, tỉnh BRVT) hoặc Bánh Hỏi số 19 Trương Công Định, TP Vũng Tàu.

http://www.zing.vn/news/an-ngon/giua-sai-gon-nho-vi-banh-hoi-xua/a53717.html
Tìm chỗ dừng chân trò chuyện vừa để ăn trưa, ăn tối, ăn xế vừa thưởng thức cảnh đẹp của quán thì nên ghé đến Phở Ta.

Quán tọa lạc trên con đường đầy cây xanh lãng mạn, thiết kế thoáng đãng đẹp mắt, là địa chỉ thích hợp để bạn hàn huyên với bạn bè hay để bàn công việc với đối tác, buổi tối, cùng gia đình, người thân ăn phở, ăn kem yaourt... ngắm phố xá nơi này thì không còn gì tuyệt bằng.

Địa chỉ quán: 14 Lê Quý Đôn, Q. 1, Tp. HCM
http://www.zing.vn/news/an-ngon/tao-nha-o-pho-ta/a64875.html
Không khó để tìm một quán Huế giữa lòng Sài Gòn, nhưng ăn xong mà dư vị vẫn đọng lại nơi đầu lưỡi và nhất định phải quay lại thì bạn nên ghé đến Mitau. Quán tọa lạc giữa trung tâm quận 1, vẫn giữ được vẻ trầm ấm của Huế thương và đủ tinh tế để chiều lòng những vị khách khó tính nhất.

Địa chỉ quán: 52 Hai Bà Trưng, quận 1, Tp. HCM.

http://www.zing.vn/news/an-ngon/an-ngon-o-mitau/a64766.html
Bạn sẽ lạc vào không gian quê mộc mạc với rừng xoài cát xanh rì, hàng tre xanh mát hai bên đường, với ngôi nhà cổ trăm tuổi thấp thoáng sau những cội mai trầm mặc.

Chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 30km nhưng khu du lịch sinh thái Vườn Xoài đã có bầu không khí khác hẳn. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được hương vị miền quê với rừng xoài cát xanh rì bên suối, với hàng tre xanh mát hai bên đường, ngôi nhà cổ trăm tuổi đỏ tươi mái ngói thấp thoáng sau những cội mai trầm mặc, với mặt hồ rộng rợp mát bóng dừa và tre ven bờ, vườn lan cả trăm loài đang khoe sắc

Nếu đến đây để thư giãn, du khách thường chọn cho mình một chiếc cần câu, vừa câu cá vừa suy ngẫm hay thả mình trên chiếc thuyền nhỏ giữa hồ lắng nghe mọi âm thanh của cuộc sống. Nếu không thích “chỉ ta với ta”, người khách ấy có thể thuê một chiếc xe ngựa đi vòng vòng tham quan hay rảo bước giữa con đường rợp bóng tre. Ngắm và cười với những chuyện tình khờ khạo của các anh chàng và cô nàng công sặc sỡ hay những chú khỉ tinh nghịch trong chuồng. Trải nghiệm cảm giác châu Úc hoang dã với tiếng táp mồi và hàm răng sắc nhọn của gần 2.000 con cá sấu.

Những người thích trải nghiệm cảm giác mạnh có thể thử làm Hugo cưỡi trên lưng đà điểu châu Phi đi cứu công chúa; hóa thân thành cowboy chính hiệu, phóng ngựa xuyên qua đồng cỏ mênh mông để đến nô giỡn và chụp hình cùng… gấu hay thử cảm giác lạ với trò trượt cỏ. Giày trượt dành cho người thích tìm cảm giác mạnh và xe trượt dành cho người yếu tim hơn hoặc thích trượt cùng bạn. Leo lên đỉnh đồi xỏ giày hoặc ngồi xe trượt theo triền dốc đầy cỏ xanh mượt xuống, sẽ thấy mình trở về thời trẻ thơ với những cái cười toét miệng, tiếng la hét át nỗi sợ té vang cả trời.

Đồ ăn ở khu du lịch được chế biến từ những món rau lá hái quanh vườn xào thơm ngát mùi đồng nội. Vài chú cá rô phi chiên vàng ươm câu từ dưới ao trong vườn cuộn với chuối chát, khế chua... Nhưng lạ miệng và ngon nhất là món lẩu cá sấu nấu với đủ loại rau miền quê hay đà điểu né. Cả đà điểu và cá sấu đều được nuôi và chế biến tại trại.

Đường đến khu du lịch Vườn Xoài thẳng quốc lộ 1A, rẽ vào đường đi Vũng Tàu chừng 6 km sẽ thấy bên trái có một con đường nhựa, đầu đường có bảng đề khu du lịch Vườn Xoài. Đi trên con đường đó chừng 5km nữa là tới. Giá vé vào cửa 35.000đồng. Bạn có thể đến đây để cắm trại với giá 45.000 đồng/người/ngày hay tham gia tour do khu du lịch tổ chức từ thành phố Hồ Chí Minh với giá 330.000 đồng/ người/ ngày.

http://www.zing.vn/news/choi-vui/cuoi-da-dieu-cam-nhan-mien-que-o-vuon-xoai/a100979.html
Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa café IYO và các loại café khác là hạt café IYO được nhập khẩu từ hạt café Starbucks nổi tiếng của Mỹ, tất cả các sản phẩm café IYO được pha theo dạng Espresso.

Đối với café espresso, café hạt chỉ đựoc xay ra khi thức uống được gọi

Hạt café tại IYO được xay theo một độ mịn nhất định. Sau đó được nén lại bằng thiếp bị chuyên dụng với lực nén bằng tay bởi những nhân viên barista của IYO đã đựơc huấn luyện chuyên nghiệp với bằng cấp Quốc Tế. Café sau khi được nén sẽ được cho vào máy espresso, máy này với áp suất rất lớn và nhiệt độ nước cực nóng (khoảng 200 độ F) sẽ bắn xuyên qua lớp café được nén chặt và chỉ cúôn đi những hương vị thơm ngon tinh túy của café và bỏ lại những chất độc hại (nhất là lượng cafein rất đáng kể có trong café.). Đối với café phin theo kiểu Việt Nam, café được xay ra sau khi rang sẽ được thêm vào rất nhiều mùi và hóa chất vì vậy mùi café không thực sự tuơi ngon và thuần khiết. Chưa kể những hóa chất độc hại rất có thể được thêm vào trong quá trình mua bán.

Mocha Ice-Blended: được pha từ sôcôla Thụy Sĩ, kết hợp với sữa tuơi ít béo và 1 shot espresso sau đó được xay nhuyễn bằng máy xay chuyên dụng được nhập từ Mỹ. Chỉ trong duới 10 giây, hỗn hợp đã đựơc xay nhuyễn mịn. Được cho ra ly và được hoàn tất với 1 lớp whipping cream beo béo bên trên kèm sốt sôcôla trang trí.

Iced Caramel Macchiato: đây là lẽ là thức úông được khách hàng ưu chuộng nhất vì khi nhìn từ bên ngoài, các bạn sẽ thấy li café được tách ra làm 2 lớp rõ rệt: sữa tuơi ít béo bên duới và 1 shot espresso bên trên. Từ viền ly, những dòng sốt caramel chảy dài từ trên xúông tạo thành những sợi caramel vừa ngọt ngọt, béo béo lại thơm lừng. Có người thì thích quậy đều lên để espresso hòa quyện cùng sữa, nhưng cũng có người thích uống theo kiểu từng lớp một: hút 1 tí từ lớp espresso đắng đắng, rồi hút đến lớp sữa beo béo rồi kết thúc với dòng sốt caramel ngọt dịu, cứ như vậy đến khi li café hết veo.

Café Cappuccino nóng thường là lựa chọn cho khách hàng nam. Sữa tuơi được “steam” bằng hơi nuớc cực nóng với áp suất cao tạo nên một lớp bọt mềm và mịn. khi sữa tươi được steam đúng cách, quí khách sẽ vừa đuợc cảm nhận lớp bọt mềm của sữa tươi, và đồng thời cảm giác được vị ngọt của sữa. Lưu ý là vị ngọt này hoàn toàn được tạo ra từ sữa chứ không hề được thêm vào 1 tí đường nào.

Lưu ý: là café đá xay luôn có whipping cream topping, nhưng quí khách vẫn có thể yêu cầu whipping cream cho café đá và café nóng, họăc bạn có thể yêu cầu thêm bất kì loại sốt nào để tận hưởng IYO coffee theo cách riêng của bạn nhé.

IYO Italian Yogurt – Địa chỉ: 192 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
http://www.zing.vn/news/an-ngon/den-iyo-thuong-thuc-cafe-noi-tieng-theo-phong-cach-my/a98825.html
Mùi thơm nồng, cay nhẹ của quế, ngũ vị hương cùng vị béo của nước dừa, vị giòn của bao tử, dai của lòng, sừn sựt của miếng tổ ong, vị chua của nước chấm khiến phá lấu “được lòng” từ học sinh, sinh viên đến giới văn phòng.

Nhắc đến các món ăn vặt của Sài Gòn thì không thể không nhắc đến món phá lấu, một món ăn được lòng từ học sinh cấp 1 đến dân văn phòng. Bằng chứng là ở bất cứ khúc dân đông đúc nào hay bất kỳ trường học nào cũng có thể bắt gặp hàng phá lấu. Nhiều quán nhưng không phải quán nào cũng ngon và nếu là quán ngon thì dù xa đến đâu cũng được nhiều người tìm đến, điển hình là một quán ở quận 5.

Quán ngon đến mức bao thế hệ học sinh trường Ba Đình dù đi đâu cũng tạt về, dùng một chén. Hay những người đã đi làm, nghe tin đồn, thỉnh thoảng cũng tìm đến. Đó là quán phá lấu Dì Liên (số 102 Phan Văn Trị, Q.5).

Phá lấu ở đây không khác với những quán khác về màu nâu cánh gián đặc trưng của món ăn, nhưng nước dùng rất đặc biệt. Nó có vị ngọt của nước hầm nội tạng, của nước dừa tươi, vị béo của nước cốt dừa, vị cay, thơm của quế, ngũ vị hương. Bên cạnh đó, người tinh ý sẽ nhận thấy nước dùng của quán có một vị chua khá thanh và khá lạ. Vị chua khiến món ăn toàn đạm có vẻ nhẹ nhàng hơn. Một điểm cộng khác là màu nâu cánh gián đặc trưng của món phá lấu là màu của nước dừa được hầm kỹ, chứ không phải phẩm màu. Nước của phá lấu không sền sệt mà lỏng, giống nước bò kho.

Một tô phá lấu có giá bình dân 12.000 đồng, nhưng phần “cái” của phá lấu cũng được chủ quán khéo léo cắt gọt sao cho đầy đủ “bộ lòng” như gan, khăn lông, lá xách, phèo non, tổ ong, trái khế, lá mía, thịt dày… Dùng nĩa xiên miếng tổ ong đang ngập trong nước phá lấu bốc khói, chấm vào chén nước me chua chua, cay cay hay miếng lòng nhai giòn giòn, sừn sựt thiệt đã. Muốn no bụng, có thể ăn thêm bánh mì (giá 2.000 đ) được dọn kèm. Cách ăn này không những làm dịu cái bụng sôi ùng ục của bạn sau giờ học mà cũng giúp bạn thưởng thức trọn vẹn hương vị của nước phá lấu.

Quán mở cửa từ 6h - 18h. Ngoài món phá lấu, quán cũng nổi tiếng với món mì phá lấu và bò viên. Quán gần trường học nên bạn cũng có thể thưởng thưởng thức thêm nhiều món ăn vặt ngon lành khác.

Địa chỉ: Quán phá lấu Dì Liên, số 102 Phan Văn Trị, Q.5, TP HCM.

http://www.zing.vn/news/an-ngon/pha-lau-bo-ngon-tuyet-quan-5/a99668.html
Nếu kem ở những nơi khác mịn màng và tan ngay trên đầu lưỡi, thì kem ở đây mang lại cảm giác sừn sựt lạ miệng bất ngờ do miếng cơm nhãn lẫn trong kem.

Đường Trương Hán Siêu, quận 1 tấp nập teen nhờ quán kem nhãn ngon, lạ hấp dẫn. Quán này nổi tiếng tới mức "kem nhãn" đã trở thành thương hiệu riêng của họ, không nơi đâu ngon bằng. Giá thành khá rẻ, 8.000 đồng một viên, rất phù hợp với học sinh, sinh viên

Mỗi ly thường gồm một viên kem nhãn màu trắng bự, rắc thêm vài hạt đậu phộng chiên giòn, bắt mắt. Trong nhân của viên kem có một trái nhãn còn tươi nguyên, lạnh giòn. Sau giờ tan học, vừa nhẩn nha cái sừn sựt của nhãn lẫn trong kem, vị mằn mặn, béo béo của đậu phộng, mùi hương nhãn thoang thoảng, vừa trò chuyện với bạn bè thì không còn gì thú vị hơn.

Ngoài kem nhãn, gần đây quán còn có món kem cà phê được làm từ loại cà phê ngon đậm đặc. Mùi thơm, vị đắng của cà phê như hòa tan trong cái lạnh của kem, thấm vào lưỡi, đem lại cảm giác sảng khoái và hưng phấn. Cũng như kem nhãn, kem cà phê cũng có nhân. Nhân của kem cà phê là một giọt sữa đặc có đường. Vị ngọt béo của giọt sữa “đi lạc” này khiến món kem đậm đà hơn.

Ngoài ra, quán còn có món cá viên chiên và kem mix (loại kem nhãn hay kem cà phê thêm ít sữa đậu nành đá để tăng độ ngon, lạ). Cá viên chiên ở đây có vẻ ngoài xù xì chứ không trơn láng, vị cũng không có gì đặc biệt nhưng bù lại, dưa chua ăn kèm khá ngon, chua chua, ngọt ngọt, giòn tan trong miệng.

Quán Kem nhãn không bề thế nhưng sạch sẽ, gọn gàng, nên dù lúc nào cũng đông song không xô bồ. Đây là điểm đến yêu thích của teen nhưng phong cách phục vụ giống quán ăn hơn. Thực khách ăn xong thường nhanh chóng trả tiền, rồi rời khỏi quán chứ không ngồi "tám” như những quán kem khác.

Quán bán từ 15h - 22h mỗi ngày.

Kem nhãn: 4 Trương Hán Siêu, phường Đa Kao, Q.1.

http://www.zing.vn/news/an-ngon/doc-dao-kem-nhan/a100446.html
Những người đã từng một lần nếm qua đều khẳng định món này quá ngon và là thứ quà vặt không thể bỏ qua của những “tín đồ” quán lề đường.

Dày công người làm

Món ăn làm từ những nguyên liệu đơn giản nhưng công đoạn chế biến lại vô cùng công phu. Tôm, thịt ba rọi được thái nhỏ rồi đem xay nhuyễn cho gia vị vào cối lớn giã lần nữa cho gia vị thấm chặt vào nhau. Bánh tráng mỏng cắt thành miếng nhỏ, đều nhau. Cho một chút nhân vào giữa, trét thịt đều chung quanh gói lại như gói bánh trưng. Nhân được giã quyện dính chặt vào mảnh bánh tráng, giữ cho miếng bánh được thành hình mà không cần gói ghém.

Gói thành hình chữ nhật, xiên vào que khi nướng lên có màu đỏ cam trông xa như những tép pháo ngày tết. Sau đó từng que được cho trần sơ qua một lớp dầu vừa nóng tới. Chú ý không trần qua dầu sôi vì như thế sẽ làm bánh phồng lên, mau cháy, dễ vỡ và đánh mất vị thơm ngọt ban đầu.

Công đoạn nướng bánh cũng không kém phần quan trọng. Cái nồi be bé, xinh xinh được tận dụng làm chiếc “lò nướng” vừa giữ cho than lâu tàn lại vừa tầm cho người nướng có thể linh hoạt di chuyển đến từng lò một. Than sau khi được nhen bên ngoài cho hừng được gắp vào bên trong “lò”, đặt bên trên tấm vỉ nướng vài ba que xiên, trở thật đều tay để vừa bảo đảm cho nhân vừa chín bên trong lại giòn vừa bên ngoài để không đánh mất đi vị ngọt, béo tự nhiên.

Tôm dùng làm bánh không đòi hỏi phải thật to, chỉ cốt tươi để lưu lại vị ngọt . Tôm được giữ nguyên vỏ và giã sơ, giúp nhân vừa có vị ngòn ngọt của thịt tôm, vừa giữ được cảm giác giòn giòn từ vỏ. Vị béo của thịt ba rọi quyện với vị ngon thanh tự nhiên của tôm cũng đủ để bạn “say” trong hương vị.

Rau xanh là món không thể làm thiếu trong mọi “bữa tiệc dầu mỡ”, giúp xóa đi cái béo ngậy khiến người ăn phát ngán, “hút ẩm” dầu mỡ một cách hiệu quả giúp thực khách thỏa thuê thưởng thức món ăn mà không ngại béo. Rau sống các loại thật tươi, được rửa sạch, ngắt đoạn, để ráo, bày lên dĩa. Dưa leo và khế gọt bỏ rìa và lõi bào từng thớ to bản.

Nước mắm có thêm đậu phộng xay nhuyễn nên có vị bùi bùi rất thơm ngon, ăn kèm một chút ớt thì hết xảy. Cà chua xay pha với nước mắm đường cho vị chua và sắc đỏ hồng tự nhiên. Vị chua nhạt của cà chua với nước cốt me nước đường nấu để nguội cho thêm nước mắm pha vừa ăn, vị ngọt có phần “lấn lướt” đúng với cái tính “hảo ngọt” của người miền Trung.

Thế là đã có đủ “hỉ, nộ, ái, ố”, một bữa tiệc màu sắc và hương vị được dọn ra. Màu trắng của bánh tráng mỏng, gam xanh của rau, quả, màu cam của nước mắm, đỏ vàng của những cuốn chả, hòa trộn vào nhau tạo nên một món bánh tuyệt cú mèo. Đan hai que chả vào nhau,một tay giữtay kia dùng sức tuốt những miếng chả nhỏ ra dĩa cách cuốn bánh cũng giống như cách người ta ăn chả cuốn vậy. Lấy miếng bánh tráng được cắt làm tư bày trên dĩa cho 2 - 3 cuốn chả lụi nhỏ vào, cho chút rau sống, đôi ba miếng dưa leo, hoặc cả khế tùy vào khẩu vị từng người. Cuốn chặt, vừa miệng chấm với nước mắm đậu phộng thì khỏi chê.

“Chả lụi” - cái tên kì lạ?

“Chả lụi” ăn hay hay, ăn chơi chứ chẳng làm người ta no bao giờ. Chính cái tên gọi ngồ ngộ ấy đôi lúc khiến người thưởng thức phì cười tự hỏi : Ai lai đặt cho nó cái tên “xấu lạ” đến thế?

“Lụi” là phương ngữ dùng để chỉ cách dùng chiếc que được vót từ thanh tre nhỏ, nhọn hoắt để xiên qua từng thớ bánh be bé rồi đem nướng trong lửa hồng.

Hay “lụi” ngay trong cái cách lí giải ngây ngô của tụi con nít xóm chài. Theo tụi nó chắc do hồi đó nghèo chưa có nhiều tôm và thịt như bây giờ, mấy gia đình ven biển mới nghĩ ra cách tận dụng nhiều món có sẵn trong nhà như tôm, tép hay lấy thịt cá hấp cho vào giã chung làm nhân cũng cực ngon và đầy biến tấu.

Chả lụi cái món ăn dân dã ấy không phải nơi nào cũng có. Nếu đếm kĩ thì chắc cũng chỉ độ vài nơi như Bình Thuận, Đồng Nai và cả Huế nữa.

Một số địa chỉ để bạn tới nếm thử:

Bửu Long - Biên Hòa, từ cổng sau khu du lịch Bửu Long đi về phía tay phải chừng 1km. Quán này chiều mới mở cửa, từ 2h chiều, và chiều nào cũng rất đông, không nhanh là hết chỗ.

Dọc các con đường vào thị xã Lagi – Bình Thuận đều có món này.

Giá cực mềm: chỉ 10.000 một phần.

http://www.zing.vn/news/an-ngon/thom-lung-cha-lui-mien-nam/a94861.html
Là một trong các thương hiệu kem nổi tiếng nhất TG, Swensen’s đã được đón chào nhiệt tình khi chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại 73 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Q.1 đầu tháng 8 vừa qua.

Không gian tràn ngập sắc màu và phong cách ấn tượng

Các bạn trẻ đến đây không hẳn chỉ để thưởng thức hương vị kem nổi tiếng thế giới mà còn để được cùng bạn bè hòa mình trong không gian được thiết kế sinh động, tràn ngập màu sắc. Cách trang trí hiện đại kết hợp với những chiếc đèn Tiffani cổ điển (một loại đèn trần truyền thống của Swensen’s) khiến ai một lần đến cũng khó mà quên được. Đặc biệt nụ cười thân thiện, cách chào đón nhiệt tình và phục vụ chu đáo của tất cả nhân viên nhà hàng đã tạo ra một “điểm mười tròn trịa” trong lòng nhiều người khi nghĩ đến kem Swensen’s.

Ra đời từ năm 1948 tại San Francisco (Mỹ), ông Earle Swensen - “cha đẻ” của thương hiệu kem nổi tiếng này đã tin rằng kem của ông sẽ chinh phục được khách hàng khắp nơi dựa trên ba điều: Số lượng - Chất lượng - Giá trị mà Swensen’s mang lại. Cho đến nay, Swensen’s đã có hơn 300 cửa hàng tại nhiều nước trên thế giới, bao gồm các nước Châu Á, Trung Đông, Mỹ và Nam Mỹ… Đặc biệt là tại Thái Lan đã có hơn 200 cửa hàng lúc nào cũng đông nghịt khách.

Thương hiệu kem được hàng triệu bạn trẻ trên khắp thế giới yêu thích

Trước kia, chỉ khi đi du lịch nước ngoài các bạn trẻ mới có cơ hội thưởng thức kem Swensen’s, để rồi khi trở về vẫn còn “bùi ngùi” luyến tiếc vì chưa được thưởng thức hết tất cả những hương vị độc đáo của 50 loại Sundae. Chính vì vậy, ngay khi vừa chính thức khai trương tại Việt Nam, Swensen’s đã được đông đảo các nhóm bạn trẻ, gia đình… đến thưởng thức trong sự hào hứng và phấn khởi..

Kem Swensen’s có thành phần nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, đặc biệt được chế biến từ sữa và các loại trái cây giàu vitamin, do đó rất tốt cho sức khỏe. Tại Swensen’s, người yêu kem có thể thỏa thích chọn lựa theo những khẩu vị rất riêng của mình với các món Toppings phong phú hấp dẫn (trang trí kem phía trên như cherry, sốt socola…) với gần 30 loại khác nhau; 27 mùi vị kem mới lạ, độc đáo, được nhập khẩu 100% như kem café, kem dâu chuối, kem dưa lưới, kem trà xanh …

Với gần 50 dòng sản phẩm Sundae hấp dẫn và ngon miệng, các bạn sẽ thực sự được trải nghiệm một phong cách Sundae chỉ riêng có tại Swensen’s.

Trong tháng khai trương từ ngày 30/7 đến 30/8/2010, tất cả khách hàng đến thưởng thức kem Swensen’s sẽ được nhận những chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn.

Địa chỉ: 73 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP HCM.
http://www.zing.vn/news/an-ngon/an-tuong-kem-swensen-s-dau-tien-tai-viet-nam/a90876.html
Ở nhiều quán bình dân, nồi súp sôi sùng sục dễ khiến thịt cua bị bở, mất ngon. Quán Hạnh khắc phục nhược điểm này bằng cách chia súp vào từng hũ nhỏ và hấp nóng trước khi bán cho khách.

Súp cua được du nhập từ phương Tây, lúc đầu này chỉ phục vụ tại các nhà hàng lớn, hương và vị cũng khác. Những người đầu tiên ăn món này đã tìm tòi cách chế biến sau đó gia giảm để phù hợp với người bản địa. Dễ ăn, dễ nấu, dần dần súp cua trở thành món ăn bình dân phổ biến. Những nơi bán súp cua ngon, nổi tiếng như quán trước chợ Bà Chiểu (Q. Bình Thạnh), gần nhà thờ Đức Bà (Q.1)… Gần đây mọi người lại chuộng súp cua ở quán Hạnh (Q. 10).

Những quán khác thường nấu súp cua từ thịt cua, nấm, trứng cút, những đường vân trứng màu trắng, vàng nổi đều (có nơi dùng nấm tuyết). Súp cua ở Hạnh chỉ có một nguyên liệu là thịt cua lấy từ phần ngon nhất là càng và ngóe. Số lượng và kích thước cũng thuộc hạng “khủng” - vừa to, vừa tươi, vừa nhiều. Thêm một chút xì dầu, tương ớt, vừa thổi vừa ăn, mãi không chán.

Để thịt cua không bị bở do đun quá lâu trên bếp, súp được chia ra thành từng phần và đặt trong hũ nhôm nhỏ. Tùy lượng khách vào quán, nhân viên cho số hũ phù hợp vào nồi hấp, nhưng thường không hơn 10 phần. Đây cũng là nét lạ so với hình ảnh nồi súp cua to đùng, sôi lăn tăn trên bếp thường thấy ở các quán khác.

"Chất" như thế nhưng giá mỗi chén súp chỉ 11.000 đồng. Quán cũng phục vụ các món khác vừa rất ngon và giá bình dân như 12.000 đồng một cánh gà nướng, 10.000 đồng một cặp chân gà nướng. Riêng các loại nước ép như cá rốt, dưa hấu, cà chua, thơm... chỉ có giá 10.000 đồng. Quán bán suốt cả ngày nên bạn có thể ghé vào bất cứ lúc nào. "Giờ cao điểm" của quán là từ 19h tới 21h.

Địa chỉ: Súp cua Hạnh, số 402 Nguyễn Tri Phương, Q.10 và số 44 Nguyễn Thái Sơn, Q. Gò Vấp.

http://www.zing.vn/news/an-ngon/sup-cua-cuc-chat-voi-gia-binh-dan/a100083.html
TiTi là nhà hàng gia đình chuyên phục vụ những món ăn mang hương vị Pháp. Bò Úc thơm mềm, nước sốt kiểu Pháp, bánh mì sản xuất tại gia khiến quán lúc nào cũng đông khách.

Nằm trên con đường Vũ Huy Tấn tấp nập, quán ăn Pháp TiTi thân thiện với bảng hiệu đen chữ trắng decor đơn giản. Vị trí quán tuy không hẻo lánh, nhưng lại lọt thỏm giữa quá nhiều biển hiệu khác nên ít ai chú ý đến. Tuy nhiên nếu chú ý kĩ một chút, bạn dễ dàng nhận ra quán với đặc điểm phía trước quán có treo rất nhiều lồng chim.Từ phía ngoài đường nhìn vào qua lớp cửa lùa trắng, bạn vẫn thấy quán rất ấp áp nhờ ánh đèn vàng. Không cần bật nhạc, bạn vẫn có thể thư giãn với tiếng chim hót trong lúc chờ đợi gọi món. Ngoài ra, khu vực gần quầy bar còn có hồ cá thủy sinh lớn. Nội thất trong quán khá đơn giản với dãy bàn ghế được sắp cạnh nhau.

Thực đơn của TiTi phong phú với rất nhiều món ăn chế biến theo phong cách Pháp. Chủ quán từng có thời gian sống tại Pháp và đam mê nấu ăn. TiTi nổi tiếng với các món ăn chế biến từ thịt bò như bò beefsteak và lúc lắc với các các loại sốt khác nhau như: sốt tiêu, sốt pho-mai, sốt BBQ... Ở đây chỉ sử dụng thịt bò Úc, rất mềm, tươi và thơm ngon. Bạn có thể ăn kèm với bánh mì tươi do chủ quán tự làm, bánh mì sandwich kẹo phô mai hoặc mỳ spaghetty...

Ngoài ra, còn có các món khác như đà điểu lúc lắc, sườn nướng sốt BBQ, đùi gà nướng... Các món phụ rất hấp dẫn những bao tử đang đói ngấu như bánh crepe, bánh mì bơ tỏi, salad trộn bò cùng các lạoi sốt, salad trộn cá ngừ mayone... Các loại salad trộn ở đây là đều được trộn bằng nước sốt dâu tằm, tạo nên một hương vị đặc trưng.

Đến TiTi, ngoài thưởng thức những món ăn mặn, bạn có có cơ hội được nếm mùi vị thơm ngon của các loại bánh tự làm của quán theo phong cách Pháp thuần túy như bánh tiramisu, bánh nhân táo, bánh nhân momat, chocolate. Tráng miệng ở đây còn có bánh flan nướng, bánh flant hấp, bánh crepe chuối rượu... Nước uống bao gồm các loại soft drink cơ bản, Bailey, nước mơ, dừa tươi và các loại rượu vang nồng. Sao bạn không tự thường cho mình một một ly rượu vang đỏ để thưởng thức hương vị tuyệt vời khi thưởng thức beefsteak tại đây nhỉ?.

Giá bánh các món chính ở đây rất phải chăng, khoảng 40.000 đồng các món chính, 15.000 đến 25.000 đồng cho các món khai vị và tráng miệng. Quán buổi tối thường rất đông khách, bạn nên đến đây ăn vào buổi trưa hoặc gần chiều.

Địa chỉ: 67/4/118 Vũ Huy Tấn, P.3, Q. Bình Thạnh, TP HCM.
http://www.zing.vn/news/an-ngon/mon-beefsteak-ngon-bac-nhat-sai-gon/a100614.html
Óc dê chiên bơ thơm nồng, nước lẩu ngon ngọt và cà ri dê cực kỳ đắt khách là những món đặc sắc của quán Bảy Hồng.

Vào những buổi tối trời lạnh, không gì vui thú hơn cùng bạn bè suýt soa bên lò than, ăn những món nướng, lẩu... TP HCM có nhiều quán chuyên về các món ăn được chế biến từ dê. Nổi tiếng nhất có lẽ là lẩu dê nằm trên đường Trương Định, lầu dê Bàu sen trên đường Lê hồng Phong, rồi ở Gò Vấp... Mỗi nơi mỗi kiểu, giá cả cũng tùy theo đó mà khác nhau. Nhưng quán Bảy Hồng nằm khuất trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Quang Khải chỉ có những người sành ăn lâu năm mới biết đến.

Quán rất nhỏ hẹp nhưng lúc nào cũng đông khách, nhất là vào những buổi chiều tối. Thực đơn rất phong phú những món ăn chế biến từ thịt dê như vú dê nướng, tim cật xào, dê bóp thấu, dê xào sa tế... Món vú dê nướng ở đây được tẩm ướp và nướng sẵn kèm theo đậu bắp luộc, với gia vị là chao và ớt xay. Có thể coi đây là "đặc sản" của quán Bảy Hồng, miếng dày và giòn, thấm gia vị tẩm ướp khác lạ, không mỏng dính và nhạt như những quán dê nướng khác.

Lẩu dê được nấu từ nước lẩu gia truyền, thơm mùi vị đặc trưng của hồi, quế. Nước lẩu trong và ngọt, không hề có váng mỡ nên ăn không hề ngấy. Thức ăn kèm thêm như các loại rau xanh, thịt, váng đậu. Quán nổi tiếng nhất là món cari dê, rất nhiều người đến đây chỉ để mua về nhà. Vì thế đây là món rất hot và rất mau hết. Nếu bạn đến sau 7h tối cuối tuần, đôi khi sẽ không có cơ hội nếm thử món cà ri trứ danh này đấy.

Nếu thích, bạn có thể nhấm nháp thêm rượu thuốc ngâm gia truyền, rượu nếp than tự nấu cũng rất hấp dẫn... Giá cả ở quán Bảy Hồng cũng tương đối dễ chịu, trung bình từ 45.000 - 55.000 đồng/ món, 100.000 - 120.000 đồng một nồi lẩu.

Địa chỉ: Hẻm 141 đường Trần Quang Khải, Q.1.
http://www.zing.vn/news/an-ngon/ngon-tuyet-dac-san-de-quan-1/a100622.html
Hôm nay, Zing Deal sẽ mang đến cho bạn cảm giác "ngon ngon" những hương vị tuyệt vời từ những ốc hương nướng muối ớt, ốc dừa bơ cay, ốc đỏ nướng nước mắm… của quán Ốc Đào 2.

Những buổi trưa, nếu tôi có "lỡ miệng" rủ bạn bè đi ăn ốc thay cơm, thế nào cũng sẽ nhận được cái lắc đầu: “trưa mà ăn ốc gì”. Vậy mà chỉ sau một lần ghé quán Ốc Đào 2 thì đám bạn đã thay đổi hẳn nhận thức về cái vụ “ốc chỉ ăn buổi tối”.

Nhớ lại hồi đầu năm 2006, quán ốc cô Đào rất bé nhỏ xinh xinh và cũng chỉ bán vào buối tối, với vài chiếc bàn nhỏ kê quây quần bên cạnh xe ốc của cô. Lúc đó, khách hàng chủ yếu là nhân viên văn phòng ở gần đó, ghé vào lúc chạng vạng để ăn vài con ốc hương nướng muối ớt cầm lòng, có sức làm khuya. Ăn chạng vạng riết rồi ghiền, đám nhân viên năn nỉ cô Đào bán buổi trưa, thế là cô cũng chiều. Ăn tại chỗ chưa chán, muốn ăn tại nhà hay ở văn phòng vào giờ khuya chỉ cần nhấc máy gọi điện thoại là cô Đào cho xe ôm mang đến tận nơi.

Ốc ngon, phục vụ tận tâm, dịch vụ tuyệt vời như thế nên đến năm 2009, khách hàng cứ nườm nượp đổ đến quán của cô. Buổi trưa, từng chiếc taxi, thậm chi Mercedes đổ xuống quán Ốc Đào 2, cả hạm đội nhân viên văn phòng, toàn là trai thanh, nữ tú của các công ty tiếng tăm đổ đến. Dân trong nghề truyền thông đến đây buổi trưa thì chào hỏi nhau đến mỏi cả miệng, chẳng khác gì Q bar vào ngày thứ 6 hay Ma Lee Thái vào những bữa trưa trong tuần.

“Hệ” ốc của quán Ốc Đào 2 mang phong cách miền Trung: mặn và cay xé lưỡi. Ai mà yếu thì không nên ra gió thử sức với cô Đào về khoản cay và mặn, kẻo có ngày chỉ ngồi ho sù sụ vì ớt thay vì thưởng thức món ốc dừa bơ cay nổi tiếng, hay ốc hương nướng muối ớt hoặc ốc đỏ nướng mọi. Cũng không nên bỏ qua món ốc mỡ xào me chua chua mặn mặn, và gọi thêm vài chiếc bánh mì đặc ruột được nướng giòn ta, chấm với nước sốt me hoặc nước bơ cay của ốc dừa… lúc đó mới biết vì sao nên ăn Ốc Đào 2 vào buổi trưa.

Địa chỉ: Ốc Đào 2 – chi nhánh 2 – 132 Nguyễn Thái Học, Quận 1, TP HCM
http://www.zing.vn/news/an-ngon/tan-huong-huong-vi-tuyet-voi-tai-oc-dao-2/a97708.html
http://mydeviceinfo.comcast.net/DisplayCMDevice.php?sort=2&dir=1

Motorola SB6120 SURFboard DOCSIS 3.0 eXtreme Broadband Cable Modem
$77.79 Free Standard Shipping (3-5 days) DEC2010
http://www.amazon.com/Motorola-SB6120-SURFboard-eXtreme-Broadband/dp/B001UI2FPE
A



Adjust: Nêm lại cho vừa ănAgar: ThạchAgar Powder: Bột ThạchAlmond Extract: Dầu hạnh nhânAll-Purpose flour: Bột mì số 11Allspice: Hạt tiêu Gia-mai-caAluminum Foil: Giấy bạcAlmond Paste: Tương hạnh nhânAnchovy: MắmAnise: Tai hồiAperitif: Rượu khai vịappetizer: Thức ăn khai vị, sự ngon miệngApple: Quả táoApple butter: Bơ táoApricot: Quả mơAreca Nut: Hột cauAroma: Mùi thơmArrowroot: Cây hoàng tinh, cây dongArtichoke: Cây atisôAsian Pear: Quả lê tàuAsparagus: Măng tâyAspic: Món atpic (thịt cá đông có trứng)Au Jus: Món ăn Pháp (kèm với thịt ép lấy nước)Au Naturel: (Pháp) Nấu sơ sài không gia vịavocado: Trái bơ



B



Baby Back Ribs: Sườn non phía sau lưngBackribs: Sườn lưngbacon: Thịt ba rọiBagel: Bánh mì bagel hình dạng giống bánh donut thường dùng để ăn sángBaguette: (Pháp) Bánh mì que (nhỏ và dài)Bain-marie: Bình, xoong để đun cách thủybake: Nướng (thức ăn) trong lòbake Cups: Ly dùng cho nướng (thức ăn) trong lòbaking powder: Bột nổiBaking Soda: Bột soda, Cacbonat natriBamboo Shoot: MăngBanana: ChuốiBannock: Bánh mì không menBarbecue: Lò/vỉ để quay, nướng thức ăn ngoài trờiBarley: Lúa mạchBasil: Cây húng quếBaste: Phết bơ đã chưng chảy thành lỏng lên thịt trong khi quay và nướngBatter: Thức ăn (trộn lẫn bột, trứng, sữa hoặc nước....v.v.)Bavarian Cream: Kem BavarianBay Leaves: Lá quếBean Curd: Đậu hủBeat: Đánh (thức ăn) bằng máy hoặc bằng queBéchamel: (Pháp) Nước xốt bêsamenBeef: Thịt bòBeer: Rượu biaBeet: Củ dềnBell pepper: Ớt chuôngBisque: Loại xúp kem đặcBite-Size: Cắt (thức ăn) vừa dùng khoảng 1/2 phân dầyBitter: Đắngcook Bean: Đậu đencook butter:Bơ đencook-Eyed Pea:Đậu trắngBlackberry: Quả mọng đenBlanch: Trụn rau quả trong nước sôi, vớt ra liền, xả nước lạnh với đá cho giữ được màu đẹp không bị vàng hoặc cách làm này áp dụng cho cà chua dễ lột da ra.Blancmange: [b]Món đông lạnh nhânBlend: Trộn lẫn, pha lẫn (thức ăn) bằng máyBlintz/Blintze: Loại bánh kếp mỏngBlueberry: Trái sim MỹBoil: Đun sôiBok Choy: Cải bẹ trắngBologna Sausage: Xúc xích hun khói làm bằng thịt bò, thịt bê và thịt lợnBone-in: Chặt thịt dính liền xươngBone, to: Rút xươngBoned, boneless: Cắt thịt phần không có xươngBorscht: Xúp củ dền và rau, thường nấu chung với xúp thịtBouillabaisse: Món buiabe't (xúp cá)Bouillon: Canh thịt, thường là canh thịt nạt bòBouquet: Mùi thơm, hương vị (thức ăn hoặc rượu)Bouquet Garni: Bó lá thơm dùng làm gia vịBourbon: Rượu buabông (uytki)Bowl: Cái bátbraise: Thịt omBran: CámBratwurst: Món xúc xích làm bằng thịt heo để ránbread: Bánh mìbread flour: Bột bánh mìBrine: Nước mặn; nước biển; nước muốiBrioche: Bánh xốpBroccoli: Bông cải xanhBroil: Nướng (thịt)Broth: Canh; nước luộc thịt; cháoBrown: Màu nâuBrown Sugar: Đường màu nâuBrownie: Bánh sôcôla có hạnh nhânBruise: Tán nhỏ (thức ăn)butter: Bơbuttermilk: Bơ sữaButterscotch: Caramen phết bơ màu nâu vàng

C



Cabbage: Bắp cảiCacao: Cây caoCake: Bánh ngọtCake flour: Bột bánh ngọtCalamari: Con mực ống nhỏCane Syrup: ]sirup míaCantaloupe: Dưa đỏCapers: Cây bạch hoaCapon: Gà trống thiếnCaramel: Đường caramen đường thắng, kẹo caramenCarrot: Cà rốtCasserole: Nồi hầmCastor; Castor Sugar: Đường kính bộtCauliflower: Hoa cải, hoa lơCayenne; Cayenne pepper: Ớt cayenCharlotte: Bữa điểm tâm có quả với thịt; món sác-lốtCaviar: Trứng cá muốiCelery: Cần tâyCelery salt: Gia vị cần & muốiCelery Seeds: Hột cần tâyChambrer: Rượu có nhiệt độ trong phòng trước khi uốngCheddar: Pho mát Se-đa (Anh)cheese: Pho mátCheesecake: Bánh ngọt pho mátCherry: Quả anh đàoChestnut: Hạt dẻchicken: GàChili: ỚtChili Powder: Bột ớtChilled: Làm lạnh (bỏ thức ăn trong tủ lạnhChippolata: Loại xúc xích nhỏChitterlings: Ruột non (súc vật)Chives: Cây hành búiChocolate: SôcôlaChop: Chặt (ra) bổ (ra), chẻ (ra)Choux Pastry: Bánh ChouxChutney: Nước chấm Ấn Độ (gồm xoài, dấm, ớt...)Cider Vinegar: Rượu dấmcilantro: NgòCinnamon: QuếCitric Acid: Axit xitricCitron: Cây/quả: thanh yên; màu vỏ slowcookerClarified butter: Bơ chưng chảy đã nguội và lộc sạch lớp bọtClarify: Lọc sạchClove: Đinh hươngCoarsely Chop: (Thức ăn) Xắt miếng nhỏ khoảng 1/4 phânCoat: Lăn/phủ một lớp (bột, sữa...)Cobbler: Bánh ngọt nhân trái câyCocoa Powder: Bột cacaoCocktail: Rượu cốc-tayCoconut: DừaCod: Cá Tuyết to đầuCoddle: Nấu lửa riu riuColeslaw: Xà lách cải bắpCollard Greens: Rau xanh (một loại rau xanh giống lá bắp cải)Combine: Phối hợp, kết hợpCompote: [b}Mứt quả[/b]Condiments: Đồi gia vịConfectioners' Sugar: Bột đường (trắng)Consommé: Nước thịt hầmCookie sheet: Tấm kim loại dùng để nướng bánhCookies: Bánh ngọt cookieCool: NguộiCooling rack: Máng dùng để đựng bánh nướng xong cho nguộiCoral: Bọc trứng tôm hùmCore: Lấy (nhân của thực phẩm) raCoriander: (Thực) Cây rau mùiCorked / Corky: Nút chaiCorn: bắpCorn flour: Bột bắpCorn Oil: Dầu bắpCorn Syrup: Xirô ngôCorned: Ướp muốiCorned Beef: Thịt bò ngôCornstarch: Bột ngôCouscous: Món ăn cút-cút (Châu Phi)Crayfish: Tôm sông; tôm rồng Cream: KemCream cheese: Pho mát bằng sữa có kemCream Puff: Bánh ngọt phồng nhân sữa và kemCrêpes: Bánh kếp mỏngCrimp: Lằn xếp nếp, nếp loăn xoăn như làn sóngCroissant: (Pháp) Bánh CroisantCrumb: Miếng (bánh mì v.v..) vụnCrumble: (thực phẩm) Bẻ, bóp vụnCrustacean: Thuộc về loại tôm cuaCrystalize: Kết tinh, hóa thành tinh thểCube: Xắt hột lựuCube steak: (xắt) thịt bò hột lựuCucumber: Dưa leoCumin: Cây thì làCup: Ly, táchCupcake: Bánh nướng nhỏCuracao: Rượu vỏ slowcookerCurd: Sữa đông, cục sữa đôngCurry Powder: Bột cà-riCustard: Sữa trứng, kem trứngCut: Cắt



D



Damson: Cây mận tíaDash: Chút ít (muối, tiêu,.v.v...khoảng 1/8 muỗng cà phê hoặc ít hơn)Date: Quả chà là; cây chà làDecant: Gạn, gạn nước; chuyển rượu từ chai vào bìnhDeep Fry: Chiên (thức ăn) bằng cách cho nhiều mỡ, khoảng 3 phân sau nồi dầuDeglaze:Thêm rượi, kem vào thức ăn để làm nước xốtDegrease: Tẩy nhờn; tẩy mỡDehydration : Việc khử nướcDemijohn: Hủ rượu cổ nhỏ đựng được khoảng 10 gallonsDemitasse: Tách cà phê; cà phê trong táchDessert [url=http://www.merlot.net/]wine[/url]: Rượu ngọt tráng miệngDevein: Lấy chỉ đen của tôm ra, bằng cách dùng dao rạch dọc xuống phía lưng tôm và lấy chỉ đen raDice: Thái hạt lựuDigestives: Giúp cho dễ tiêu hóa; thuộc sự tiêu hóaDill: Cây thì làDilute: Pha thêm nướcDip: Việc nhúng/ngâm/dìm xuốngDissolve: Hòa tan; làm tan raDogfish: Cá nhámDot: Chấm nhỏ; điểmDouble Boiler: Bình đun cách thủyDough: Bột nhàoDoughnuts: Bánh ránDragée: Kẹo trứng chimDrain: Làm cho cạn dần; ráo nướcDraw; Moi ruột (thức ăn)Dredge: Rắc; rải ((thức ăn) bột, đường...v.v..)Dress: Điều chế; thêm gia vịDrippings: Nước chảy nhỏ giọt; dầu chảy nhỏ giọtDrizzle: Rưới nướcDuck: Con vịtDust: Rắc (bụi, phấn, đường, bột...v.v...Dutch oven: Lò quay



E



Eau-De-Vie: Rượu mạnh; brandi; uyt-kiÉclair: Bánh ngọt nhân kem, làm bằng vỏ bánh pate ChouxEgg: TrứngEggnog: Rượu nóng đánh trứngEgg Roll: Chả giòElixirs: Thuốc tiênEndive: Rau diếp quănEnglish Walnut: (Anh) Cây hồ đào; quả hồ đàoEntrecôte: Miếng thịt sườnEntrée: Món ăn đầu bữaEntremets: Món ăn phụ (xen giữa các món ăn chính)Epergne: Vật trang trí chính của một bữa ăn bằng hoa, quả, kẹoEpicure: Người sành ănEscalope/Scallop: Con điệpEspresso: (Ý) Dụng cụ pha cà phê bằng cách cho hơi nước đi qua; hiệu cà phê hơiEssences: Tinh dầu; nước hoa



F



Fahrenheit: Nhiệt kế farenheitFarce: Thịt nhồi; nhân nhồiFarfel/farl: Bánh bích qui hình tam giác bằng yến mạchFennel: Cây thì làFenugreek: Cây cari (hạt để chế cari)Fig: (Tàu) Cây vảFilet or Fillet: Thịt thănFinely chopped: Bầm nhỏFinger Bowls: Bát nước rửa tay khi ănFish: CáFizz: Rượu sâm banh; nước uống có gasFlake: Làm bong ra từng mảnhFlan: Bánh flăng (phết mứt)flavor: Hương vị; mùi thơm; hương thơm; hương vịFlavoring: Đồ gia vị; việc bỏ gia vị vào; chất thơmFlip: Bia trộn rượu và đường hâm nóngFlorets: Hoa conflour: Bột (mì, gạo...v.v...Flummery: Bánh flăng; bánh nhân kemFoie Gras: Gan ngỗng béo (thức ăn ngon)Foil, aluminum foil: Giấy bạcFold: Mén gấpFold in: Gấp lạiFondant: Kẹo mềm (bằng kem và đường)Food Processor: Máy dùng để xây và cắt (thức ăn)Fool: Món quả nấu với sữa, kem...Forcemeat: Thịt nhiều gia vị để nhồiFrangipani: Cây đại; hương hoa đạiFrappé: Rượu ướp lạnh; nước uống ướp lạnhFreeze/froze/frozen: Làm lạnh cứng; làm đông lạnhFreeze-dry: Ướp lạnh và làm khôFrench Fry: Khoai tây chiênFresh: TươiFrench toast: Bánh mì chấm sữa trứng, đem đi chiên lên{/b]Fricassee: [b]Món ra-gu thịtFritter: Món tẩm bột ránFrosting: Rắc đường (lên bánh...)Fruit butter: Bơ trái câyFrumenty: Cháo bột mì nấu với sữa có tiêu và đườngFry: Chiên



G



Galantine: Giò động vật; giò gà đông lạnh..v.v...(để ăn)Gallon: Galon (đơn vị đo dung tích bằng 5,54 lít ở Anh, 3,78 lít ở MỹGame-Bird: Chim sănGame-onion/game-fowl: Gà chọiGame-Egg: [/b]Trứng gà chọi[/b]Gammon: Giăm bông; đùi lợn muối và hun khóiGarlic: TỏiGarlic Powder: Bột tỏiGarlic salt: Gia vị tỏi muốiGarnish: Bày biện hoa lá tô điểm thức ănGateaux: Bánh ngọtGelatin; Gelatine: Hóa thành gelatin; sự đông lại; sự gelatin hóaGhee: Bơ sữa trâuGherkin: Dưa chuột còn xanh (để ngâm giấm)Giblets: Gan, tim, cổ, cách chim chặt ra để nấuGigot: Đùi cừuGinger Beer: Nước uống pha gừngGinger bread: Bánh mì có gừngGinger-nut" Bánh ngọt ướp gừngGinger-[url=http://www.merlot.net/]wine[/url]: Rượu ngọt pha gừngGinger, Ginger root: GừngGizzard: Cổ họngGlacé: Trơn lángGlaze: Đánh bóng; làm láng; làm bóngGlucose: Dung dịch đườngGluten: GlutenGougère: Bánh ngọt pho mát; bánh gujeGourd: Quả bầu; quả bí; cây bầu; cây bíGram (g)/Gramme: Gam (đo lường)Grapes: NhoGrate: Mài; xát (thành bộtGravy/Sauce: Nước thịtGrease: Dầu mỡGreen Bean: Đậu queGreen onion: HànhGrenadine: Xi-rô lựuGriddle: Cái sàng; cái rây (để nướng bánh)Griddle Cakes: Bánh nướngGridiron: Vỉ (nướng)Grill: Nướng (bằng vỉ)Grind/Ground: Mài; nghiền; xayGrits: Mài; nghiềnGroundnut: [b}Đậu phụng[/b]Gum Arabic: Gum arabicGumbo: Cây mướp tây



H



Hake: Tên của nhiều loại cá thu ở Đại Tây DươngHalf-and-Half; Half & Half: Cách pha bằng nhau (1/2 phần này và 1/2 phần kia)Halva, halvah: Mứt mật ong trộn vừngHang: TreoHardtack: Bánh quay khôHare: Thỏ rừngHash: Thái (thịt, khoai tây) thành những miếng nhỏ; trộn lẫn; hòa lẫn; món thịt bằmHaslet: Bộ ruột (gan và phổi) chủ yếu của lợn; gan phổi ép thành khoanhHeadcheese: Đầu lợn ướpHeart: TimHearthcakes: Bánh ngọt hình trái timHen: Gà máiherbs: Dược thảoHigh Altitude cooking & Baking: Nhiệt độ cao (nấu ăn và nướng)Hip: [b]Quả tầm xuânHock: (Anh) Rượu vang trắng ngọtHollandaise Sauce: Nước xốt Hòa LanHominy: Ngô nghiền nát (đun với nước hoặc sữaHomogenized/ise: Đánh cho tan vào nhau; làm cho đồng nhất; hòa tanHoney: Mật ongHors d’oeuvres: Món khai vịHot Sauce: Xốt chấm ớt

I



Ice: ĐáIcing: Lớp vỏ ngoài bánh ngọt (thường làm bằng đường có nước và lòng trắng trứng)Infuse: Rót vào; đổ vàoIodized salt: MuốiIrish Stew: Món thịt hầm đặc biệt là thịt cừu, khoai tây và hành với nước xốt



J



Jam: MứtJambalaya: Dĩa cơm nấu với jăm bông, xúc xích, gà, tôm hoặc sò cùng với rauJardiniere: Sự bày diện hoa lá (rau thái nhỏ nấu lên và sắp xếp quanh thịt)Jelly: Thạch (nước quả nấu đông)Jerk: Giữ (thịt bò hoặc thịt bê) thái thành lát và phơi nắngJeroboam: Chai rượu lớn; chai sâm banh (to gấp bốn lần chai thường)Joint: Chặt với đoạn khớpJug: Cái bình (đựng chất lỏngJuice: Nước ép (của hoa quả, thịt...v.v...Jujube: Quả táo tá; cây táo taJulienne: Được cắt thành những lát mỏng và dàiJunket: Đồi tráng miệng sữa kem cô đặc bằng men dịch vị



K



Kebab; Kabob: Thịt băm nhỏKedgeree: Món ăn (gốc) Ấn Độ (gồm cơm với đậu lăng, đỗ, đậu đũa; món ăn Châu Âu giống như món kegiơri, có gạo và những lát cá mỏngKernel: Nhân; phần mềm ăn được của hạtKettle: Ấm đun nước Bean: Đậu tây; đậu lửaKipper: Ướp muối và hun khóiKirsch: Rượu anh đàoKisses: Miếng bánh/kẹo nhỏKiwi;Kiwi Fruit;Kiwifruti: Quả lý gaiKnead: Nhồi (bột)Knuckle/knucklebone: Xương đốt; xương khủyKofta: Món ăn Ấn Độ (thịt hoặc rau băm viên rán)Korma: Món ăn coóc-ma Ấn Độ (thịt, đôi khi la rau ninh với nước, sữa chua hoặc kemkosher: Thức ăn Do TháiKummel: Rượu mùi không màu (chủ yếu ngâm hạt cây carum)



L



Lactic Acid: Sữa chua Axit lacticLadle: Cái môi; cái váLadyfingers: Bánh bông lan nhỏ hình ngón tayLager: Rượu bia nhẹ; bia lagơ (tiếng Đức lagebier, bia để trong hầm lạnh)Lamb: Thịt cừuLangouste: Tôm rồngLard: Mỡ lợnLasagne: Món thịt băm với khoai tây và pho mátLaurel: Cây nguyệt quếLean: (thịt) chỗ nạtLeaven: Làm lên menLeek: Cây tỏi tâyLees: Cặn rượu; cặn bãLegumes: Cây họ đậu; hạt đậulemon: Quả chanhlemon Sole: Cá thờn bơn (ở vùng Bắc Đại Tây Dương) và Châu Âu, thịt rất ngon)Lentils: Cây đậu lăng; hạt đậu lăngLettuce: Rau diếpLight: (thức ăn)Có hương vị tương đối dịu; nhẹ; nhẹ nhàngLights: Phổi súc vật (cừu, lợnlime: Cây chanh lá slowcookerLiqueur: Rượu mùi; rượuLoquat: Cây sơn trà Nhật BảnLotus Root: Củ senLotus Seeds: Hạt senLychee: Trái vảiLyonnaise: Nấu với củ hành



M



Macaroni: Mì ốngMace: Trái chuỳMacerate: Thấm ướt; tẩm ướt; ngâm ướtMadeleine: Bánh mađơlenMagnum: Chai lớn (khoảng 2,25 lít)Maître D’Hôtel butter: Món xốt bơ chuaMaize bread: Bánh mì ngôiMandarin: Quả quítMango: Quả xoàiManioc/Cassava: Cây sắnManioca: Bột sắnMaple Syrup: Nước ngọt cây thíchMarc: Bã nho/cà phê; cặn bãmargarine: Bơ thực vậtMarinade: Nước ướp thịt (gồm giấm, chanh, dầu, hương liệu); Thịt, cá ướpMarinate, to: Ướp thịt; cá bằng nước ướpMarmalade: Mứt slowcookerMarmite: Cái nồiMarrow: Bí; tuỷ (của xương)Mash: Nghiền nátmayonnaise: Nước xốt mayoneMead: Rượu mật ongMeasuring cup: Tách đo lường nấu ănMeat: ThịtMelt: Nấu chảy; làm chảy; làm tan; tanMeringue: Bánh lòng trắng trứng đánh với bột và đườngMilt: Tinh hoàng (cá)Mimosa: Cây trinh nữMince: Băm; thái nhỏ; cắt vụnMincemeat: Thịt bămMint: Cây bạc hàMix: Trộn; pha trộnMocha: Cà phê môcaMolasses: Nước mật; nước rỉ đườngMold/mould: Cái khuônMonosodium Glutamate (MSG): Bột ngọtMorel: Nấm moocselaMousse: Món kem mút-xơMuffin: Bánh sữa; bánh rán; bánh mì nóng (loại nhỏ)Mulligatawny: Xúp đặc, cay, có gia vị (Ấn Độ)Mush: Cháo (ngô)Mushroon: Nấm (ăn được)Mussels: Còn sòMustard: Mù tạcMutton: Thịt cừu

N



Nasturtium: Cây sen cạnNeat: (rượu) Nguyên chất không phaNectar: Nước hoa quả; mật hoaNectarine: Quả xuân đàoNoodles: Mì dẹtNutmeg: Hạt nhục đậu khấu



O



Olive: Quả ô-liuOlive Oil: Dầu ô-liuOrange: Trái slowcookerOrange Water / Orange Flower Water: Màu nước slowcooker; màu nước hoa slowcookerOyster: (động vật)]Con hàu, trai, sò



P



Pack/Packed: Bó; gói lại; buộc lại; đóng hộp; đóng bao; đóng kiện; đóng bọcPan: Cái chậu; chảo; xoongPapillote: Giấy bộc thức ăn đã nấu chínPaprika: Ớt cựa gàParboil: Đun gần sôiParchment Paper: Giấy giả daPare: Cắt; gọtParsley: Rau mùi tâyPastrami: Thịt bò muốiPâté: Pa-têPawpaw: Cây đu đủPeach: Quả đàoPeanut: Hạt đậu phụngPear: Quả lêPeas: Đậu Hà LanPecan: Cây hồ đào; trái hồ đàoPeel : Gọt vỏ; bóc vỏpepper: Hạt tiêu; tiêuPeppermint: Cây bạc hàPepperpot: Thịt nấu ớtPeriwinkle: Ốc bờPersimmon: Cây cậy (dùng để dập thức ăn)Petit Four: Bánh quy nhỏ thường có mứt quả ở trongPetit pois: Hạt đậu non, ngọtPickle: Thức ăn (rau quả, dưa) được dầmPinch: Nhúm (muối, tiêu)Pineapple: Quả dứaPine Nuts: Hạt ăn được trong một số quả thôngPint: (Mỹ) 1 pint=16 ozPipe: Ống quặng (Dùng để trang trí trên bánh kem)Pistachio: Quả hồ trănPizza: Bánh hỏi ItaliaPlanking: Ván sàn; sàn gỗ vánPlastic Wrap: Giấy kiếng (để bọc thức ănPlum: Quả mậnPlum Pudding: Bánh putđinh nhân nho và trái câyPoach: (nấu) chần nước nước sôiPork: Thịt lợn/heoPorringer: Bát đựng cháoPort: Rượu PooctôPorterhouse steak: Thịt bít tết hảo hạngpotato: Khoai tâypotato chip: Khoanh khoai tây ránpotato flour: Bột khoai tâypotato oil: Dầu khoai tâyPot-Au-Feu: Món thịt bò hầm rauPoultry: Thịt gia cầmPound: Pao (đơn vị đo lường 1 pound=453,6gramPraline: Kẹo hạnh ngào đườngPrawns: Tôm hePreheat: Nung trước; làm nóng trướcPudding: Bánh putđinhPuff Pastry: Bánh xốp có nhiều bơPulses: Hạt đậuPumpkin: Quả bí ngôPuree: Xúp đặc nghiền khoai tây (thịt, rau)

Q



Quail: Chim cútQuart: Một phần tư ga-lông (bằng 1,136 lits của Anh, 0,946 lít của MỹQuenelles: Cá băm viên; thịt băm viênQuiche: Bánh kít; bánh trứng



R



Rack: Cái máng; khung; giànRadish: Củ cảiRagoût: Món raguRamekin: Bánh kem pho mátRarebit: Món bánh mì rán pho-mátRasher: Miếng mỡ (/giăm bông) mỏngRaisin: Nho khôRaspberry: Cây ngấy/mâm xôiRaspings: Vụn bánh mì khô; vụn cá; thức ăn trước khi ránRatatouille: Món ragu xoàng; món cà om dầuRecipez: Công thức nấu ăn; cách nấu ănReduce: Giảm bớt (tốc độ, giá cả, chi tiêu, biến chế...Refresh: Làm cho tươi mát/ sảng khoái/ khoan khoái/ khoẻ khoắn; làm cho nhớ lại;/b]Relish: [b]Thưởng thức; nếm; hưởng; thêm gia vị (vào thức ăn); đồ gia vị; hương vịRender: Làm cho mỡ tan ra xung quanh miếng thịtRennet: Men dịch vị (lấy ở dạ dày bò để làm sữa đặc lạiRhubarb: Cây đại hoàngRice: GạoRice Vinegar: Giấm trắng (làm bằng gạoRind: Vỏ; vỏ cây; vỏ quả; bóc vỏ; gọt vỏRisotto: Món cơm nấu với thịt tỏI và ớtroast, to: Quay; nướng (thịt)Roe: Trứng (cá; vô giáp); bọc trứngRosemary: Cây hương thảoRoulade: Cuộn nhỏ (thức ăn)Rump-steack: Thịt mông bòRusks: Bánh bít cốtRutabaga: Củ cải nghệ

S



Saccharin: Ngọt lịm; quá ngọt; giống như đườngSaddle: Miếng thịt lưng (bọ lợn/heo) cắt raSafflower: Cây rum; màu đỏ rum (lấy từ hoa rum); cánh hoa rumSaffron: cây nghệ tâySage: Cây hoa xôn (để làm cho thức ăn thơm)Sake: Rượu xakê (Nhật)Salami : Xúc xích của Ý (làm bằng thịt bò hoặc lợn/heo)Salmagundi: Món xà lách (gồm trứng luộc, của dền, mắm và dưa chua)Salmi: Món ragu (thịt thú săn)salt: MuốiSarsaparilla: Cây thổ phục linh; rễ thổ phục linh (dùng để làm thuốc)Sauerkraut: Dưa cải muốiSauté: Rán mỡ sơ qua (khoai tây, rau); món áp chảoSavory butter: Mùi vị bơ; hương vị bơScald: Đun (sữn) sôiScallion; Scallions/Spring Onions: Hành tămScallop: Con điệpScone: Bánh nướng (uống với trà)Sear: Làm cho bề mặt sẫm lại bằng cách bỏ trong mỡ đun sôiSeason: Cho gia vị (vào thức ăn)Seasoned salt: Gia vị muốiSelf-Rising flour: Bột mì số 8 (có pha muối (rất mặn) và chất men)Set: Sự đặc (của thạch có thể lấy ra được từ khuôn)Shad : Các trích mình dàyShallots: HẹShellfish: Trai sò; tôm cua; động vật có giápSherbet : Nước quả loãng (ướp đá)Short: Dễ vỡ; giòn (bánh)Shortening: Thêm mỡ vào làm cho bánh giònShred/Shredded: (thức ăn) Cắt mỏng dài (thường cắt bằng dao bén hoặc bào)Sieve/Sift: Sàng; râySimmer: (nấu/hầm) với lửa nhỏSirloin: Thịt thăng bòSkewer: Cái chốt dài (làm bằng gỗ hoặc kim loại để giữ đồ ăn nấu xong)Skim: Hớt họt/vángSloe: Quả mận gaiSmoke: KhóiSmorgasbord: Dĩa thức ăn khai vị ở Bắc Âu gồm cá hun khói, thịt nguội, pho-mát, và xà lách...v.v..Snow Peas: Đậu Hà LanSoda: Nước uống có gaSoda Water: Nước xô-đa (giải khát)Soufflé/Soufflée/Souffléed: Món rán phồng; bánh phồng; rán phồngSoybean Curd: Đậu hủSoy Sauce: Nước tươngSpaghetti: (Ý) Mì ốngspice: Gia vị (hồ, tiêu, gừng...v.v..)Spinach: Rau binaSponge Cake: Bánh bông lanSprat: Các trích cơmSprouts: Giá (đậu xanh/đậu nành)Squab: Chim chưa ra ràngSquash: Quả bíSquid: Mật ốngStar Anise: Tai hồiSteam: HấpSteep: Ngâm vào nướcStew: Món thịt hầmStir: Khuấy; quấyStir-Fry: Xào (thức ăn)Stock: Nước xốt (thịt hoặc xương)Strain: Lọc qua (nước)Stuff: Nhồi; dồn; nhétSuet: Mỡ ở thận bò, cừu để ránSugar: ĐườngSweet potato: Khoai langSweet and sour: Ngọt và chuaSweetbreads: Bánh mì ngọtSyllabub: Món thạch sữa (kem với sữa)Syrup: Sirup



T



Table D’Hôte: Bữa ăn theo suất (không theo món gọi tùy thích) (hay ~dinner; ~lunch)Tablespoon: Thìa xúpTamale: Ngô nghiền với thịt và ớt (món Mêhicô)Tamarind: MeTaro: Khoai sọ; khoai nước (cây; củ)Tarragon: Cây ngải giấmTerrine: Món ăn nấu bằng thịt chim và thịt thú rừngThermometer: Cái đo nhiệt; nhiệt kếThicken: Làm cho dày đặcThyme: Húng tâyTo taste: NêmToad-in-the-hole: Bít-tết tẩm bộttoast: (lát) bánh mì nướngTofu: Tàu hủtomato: Cà chuaTop: Chụp lên; phủ lênTortilla: Bánh ngô (thay bánh mì ở Mêhicô)



UUnmold: Lấy (thức ăn) trong khuôn raUnsweetened chocolate: Sôcôla lạc (không ngọt)Upside-Down Cake: Bánh ngọt (sau khi nướng xong) lật ngược lên trang trí với trái cây hoa quả



V



Vanilla: VaniVanilla Extract: Dầu VaniVanilla Sugar: Đường VaniVeal: Thịt bê (bê non khoảng 9 tháng tuổi)vegetable Oil: Dầu rauVenison: Thịt naiVent: Mở lối ra; lỗ thông hơi; cho thoát ra (khói...)Vermicelli: Bún; miếnVermouth: Rượu vecnut (Pháp)Vichissoise: Xúp đông lạnh (xúp nấu với tỏi tây, khoai tây và kem)Vinaigrette: Nước xốt (trộn lẫn giấm, dầu ô liu và gia vị)Vintage: Thu hoạch nhoViticulture: Nghề trồng nhoVolume: Thể tích; dung tích; khối; khối lượng (đo lường)

W



Wafer/Waffle: Bánh quy kemWarm: Đun/hâm ấm (thức ăn)Wash: RửaWater-bag: Bao da (đựng rượu; nước)Water-biscuit: Bánh qui cứngWater Chestnut: Hạt dẻWatercress: Cải xoongWatermelon: Quả dưa hấuWax Bean/Green Bean: Đậu queWeight: Trọng lượng; vật nặng; cân nặngWhip: Kem trứng gà; kem táoWhisk: Cái que đánh trứng/kemWhite Chocolate: Kẹo sôcôla màu trắng Wok: Cái Chảo (Trung Hoa)Work: Nhồi (bột) hoặc trộn (bột) bằng tay



XXérès: Rượu xê-rét (rượu nho Tây Ban Nha)Xerophagy: Ăn khô; ăn khanXia: (Trung Hoa) TômXiami huanggua: (Trung Hoa) Dưa leo trong nước xốt tômXiang Cài: (Trung Hoa) Cây rau mùiXiaren: (Trung Hoa) Bánh tráng cuốn với tôm và dưa chuaXiè: (Trung Hoa) CuaXiezhe: Dưa leo trong nước xốt cuaXL/X-large: To nhất; lớn nhất



YYam: (Mỹ) Khoai langYarrow: Cỏ thi (dược thảo dùng dể nấu ăn)Yeast: Men; men rượu; men biayogurt: Yaourt



Z



Zest: Vỏ slowcooker; vỏ chanhZucchini: (Mỹ) Quả bí

http://www.facebook.com/notes/passionforenglishcom/tu-dien-anh-viet-nau-an-hay-hay-nen-chia-sa-tren-pfe-cung-cac-ban-ti/169574076416606
How to view Private facebook albums

Xem hướng dẫn ở clip bên dưới :


1. goto facebook.com
2. Login
3. Enter following url on the browser http://apps.facebook.com/josh_owns/ (look at the right bar) click Allow
4. Find person who is not one of your friend
5. Copy the name
6. paste the name
7. click submit.
R là chữ viết tắt của tiếng Anh "Registered" có nghĩa là " Đã được đăng ký". Như vậy những nhãn hiệu thuốc có ký hiệu R là những nhãn hiệu đã được đăng ký bản hộ nhãn hiệu hàng hóa. Không cho phép bất kỳ ai được quyền giả mạo nhãn hiệu đó.



Rx là kí hiệu viết tắt của tiếng la tinh, là những thuốc kê đơn. Thuốc kê đơn là những thuốc nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.


Ở phía trên có ký hiệu "R" hoặc "Rx" là ký hiệu viết tắt của từ Latinh "Recipe" có nghĩa là "Hãy lấy":
http://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc/duoc-pham-30606.aspx

HP TouchSmart tm2t 12-inch ULV Tablet w/ Multi-touch Display [Core i3 $824 Core i5 + Blu-ray $854]

http://www.logicbuy.com/deals/hp-touchsmart-tm2-12-inch-convertible-laptop/14734.aspx
- Refreshed HP Touchsmart tm2 with Core i3 or Core i5 processors with optional ATI Mobility Radeon HD 5450 switchable graphics. Get up to $230 in savings + $25 web-use coupon on base config. Or configure over $1,249 and use $400 coupon code.

Plus get FREE upgrade to 4GB DDR3 memory, FREE upgrade to 500GB Hard Drive ($40 value), 50% off two 6-cell batteries and free shipping.

HP tm2 is powered by the new low-voltage Intel 2010 Core i3-380UM or Core i5-470UM with Intel HD graphics or optional 512MB ATI Mobility Radeon HD 5450 switchable graphics. Features brushed aluminum design with "Riptide" engraved illustration wrapped in a lightweight & quiet chasis. The zero-force touch display enables you to twist it 180 degrees, fold it; use the included digital pen to write notes, draw or use your fingers to dictate onscreen (make multiple gestures to interact).

Watch our HP tm2 video review by clicking on "Play Video" underneath the image or on LogicBUY TV.

To get the best deal on base HP tm2, follow these steps:

1. Click here to start at HP Direct, click Customize & Buy under Base Configuration
2. Select FREE Upgrade to 500GB 7200RPM Hard Drive with HP ProtectSmart Hard Drive Protection +$0
3. Click Review & Buy, Add to Cart
4. Apply $25 Code LOGICBUY25 upon checkout

This deal: $999.99 - $150 off - $25 stackable coupon code = $824.99 plus FREE shipping.

OR

To get the HP tm2 with Core i5 + 512MB discrete graphics configure $1,249+ to use $400 coupon code, follow these steps:

1. Click here to start at HP Direct, click Customize & Buy under Base Configuration
2. Select FREE Upgrade to 500GB 7200RPM Hard Drive with HP ProtectSmart Hard Drive Protection +$0
3. Select Intel Core i5-470UM (1.33GHz, 3MB L3Cache) +512MB ATI Mobility Radeon( HD 5450 [HDMI, VGA] +$100
4. Include External Tray Blu-ray player & Lightscribe SuperMulti DVD burner +$129.99
5. Include 802.11b/g/n WLAN and Bluetooth +$25
6. Click Review & Buy, Add to Cart
7. Apply $400 Code NBP426577 upon checkout

This deal: $1,254.98 - $400 coupon code = $854.98 plus FREE shipping.

Need help?
if you need help in customizing and leveraging this deal, please feel free to contact us

Base specs for HP TouchSmart tm2 (customizable):

  • Core i3-380UM 1.33GHz; 4GB DDR3; 320GB 7200RPM Hard Drive; Wireless-N
  • 12.1" WXGA BrightView LED Touchscreen; Intel HD Graphics; TrueVision Webcam
  • Fingerprint Reader; 6-cell battery; Windows 7 Home Premium 64-bit OS
  • HDMI; 5-in-1 card Reader; 4.17 pounds, brushed aluminum in argento (metal)



HP 90W Smart AC/Auto/Air Combo Adapter HP KS474AA 90W
$74.99 + $6.49 shipping
http://www.amazon.com/HP-KS474AA-Combo-Smart-Adapter/dp/B001CVM9KA
Thủ tục xin điều chỉnh tình trạng di trú

Sau khi đến Mỹ, bạn xin thẻ Social Security bằng cách vào trang Web http://www.ssa.gov/pubs/10002.html#how để xem thủ tục xin thẻ Social Security Number.

Ngoài ra, hai vợ chồng bạn phải đi đăng ký kết hôn nếu bạn là đương đơn diện K-1. Sau khi đăng ký kết hôn xong thì bạn nộp những giấy tờ sau đây:

1. Đơn I-485 (Application for Adjustment of Status).

2. Đơn I-765 (Application for Employment Authorization). Nếu bạn muốn đi làm trong khi chờ đợi xét đơn.

3. Đơn I-131 (Application for Travel Document). Nếu bạn muốn đi du lịch ra khỏi Mỹ trong thời gian chờ đợi xét đơn.

4. Mẫu bảo trợ tài chánh I-864 và các giấy tờ liên quan đến mẫu I-864 như giấy khai thuế của IRS năm mới nhất, giấy chứng nhận việc làm và giấy chứng nhận tài khoản nhà băng.

5. Mẫu G-1145 (E-Notification of Application/Petition Acceptance). Mẫu này không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bạn điền mẫu này và nộp chung với bộ hồ sơ thì Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ sẽ gửi email hay/và text message cho bạn khi họ nhận được bộ hồ sơ của bạn. Nếu bạn nộp mẫu G-1145 thì bạn phải để mẫu này ở trên cùng. Bạn có thể vào trang http://www.uscis.gov/portal/site/uscis/ ... f3d6a1RCRD của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ để tải mẫu G-1145 và hướng dẫn xuống máy.

Kèm theo những đơn nói ở trên, hai vợ chồng bạn phải nộp bản sao giấy khai sanh của bạn, bản sao giấy kết hôn, bản sao giấy nhập tịch hay giấy chứng nhận quốc tịch Mỹ của người bảo lãnh, bản sao mẫu I-94 (giấy nhập cảnh Mỹ) của bạn, bản sao giấy chấp thuận đơn bảo lãnh I-129F (NOA2) nếu bạn là đương đơn diện K-1 hoặc đơn bảo lãnh I-130 (NOA2) nếu bạn là đương đơn diện K-3, bản sao hộ chiếu của bạn và hai tấm hình khổ hộ chiếu của bạn với tên họ của bạn viết phía sau.

Riêng về kết quả khám sức khỏe, vì bạn đã khám bệnh bên Việt Nam. Do đó, bạn không cần khám sức khỏe lại nếu bạn nộp đơn I-485 trong vòng một năm sau khi khám sức khỏe tại Việt Nam. Dù bạn không phải khám sức khỏe lại, bạn vẫn cần phải điền một vài phần trong mẫu I-693 và nhờ một bác sĩ chứng mẫu I-693. Bạn sẽ phải điền phần 1 của mẫu I-693 và nộp kèm với mẫu DS-3025 hay bất kỳ bằng chứng nào chứng minh rằng bạn đã chích ngừa xong những mũi bắt buộc ở Việt Nam trước khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Nếu bạn không có mẫu DS-3025 thì bạn phải nộp cho bác sĩ đủ bằng chứng về tiền sử chích ngừa của bạn. Nếu bạn không có bằng chứng về tiền sử chích ngừa của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn chích ngừa lại những mũi bắt buộc trước khi điền mẫu I-693. Bác sĩ sẽ điền phần 2 và phần 5 của mẫu I-693. Sau khi điền xong mẫu I-693, bác sĩ sẽ bỏ mẫu I-693 vào một bao thư dán kín lại trước khi trao lại cho bạn.

Để tìm bác sĩ có thẩm quyền gần nơi bạn ở, bạn có thể vào trang Web https://egov.uscis.gov/crisgwi/go?actio ... e_type=CIV của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).

Những đơn nêu lên ở trên có thể tải xuống ở trang Web (nhìn lên trên ở Mẫu đơn di trú) của Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS)

Toàn bộ giấy tờ nói trên gởi về :

U.S. Citizenship and Immigration Services
P.O. Box 805887
Chicago, IL 60680-4120

Nếu bạn là đương đơn diện K-1 và nếu bạn không kết hôn trong vòng 90 ngày, bạn sẽ phải nộp thêm mẫu đơn I-130. Lúc bấy giờ, bạn phải trả thêm tiền đơn cho mẫu I-130.
http://vietditru.com/bb/viewtopic.php?f=6&t=635
I. Mở hồ sơ
Người bảo lãnh mở hồ sơ bảo lãnh. Bao gồm:

1. Đơn I-130 - Bảo lãnh Vợ/Chồng (Petition for Alien Relative)
2. Đơn G-325A (Biographic Information) hai bộ cho hai người, bạn và người vợ hay chồng mỗi người ký một bộ.


Giấy tờ gởi kèm (Giấy tờ không phải bằng tiếng Anh hay tiếng việt phải được dịch sang tiếng Anh với tên họ, địa chỉ của người dịch và người dịch phải xác nhận đã dịch đúng với bản chính):

1. Giấy chứng nhận quốc tịch hay bản sao hai mặt của thẻ xanh.
2. Giấy khai sanh của người vợ/chồng và khai sanh của bạn .
3. Giấy chứng nhận kết hôn.
4. Giấy chứng nhận ly hôn hay giấy chứng tử (nếu bạn đã có một đời vợ hay một đời chồng trước).

5. Hai tấm hình màu nền trắng khổ chụp hộ chiếu(5x5): Một tấm cho bạn và một tấm cho người vợ/chồng.

6. Chứng từ về quan hệ giữa hai người như hình ảnh thư từ trước khi quen nhau và tiệc cưới, tuần trăng mật, timeline.v.v Mỗi bằng chứng thư từ chỉ photo vài cái, hình khoảng 10 tấm. Timeline phải được notary.

7. Đóng phí theo mức quy định.



II. Receipt Number
Chờ đợi khoảng 1 đến 2 tuần (tùy tiểu bang và tình hình xử lý hồ sơ của mỗi trung tâm), Sở nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) gởi biên nhận (I-797C Receipt Notice) xác nhận đã nhận hồ sơ cùng chi phí của bạn và hướng dẫn chờ đợi những bước tiếp theo.



III. Approval
Sau khi hồ sơ của bạn được USCIS chấp thuận (khoảng 4-6 tháng sau, có thể sớm hơn), bạn sẽ nhận được giấy I-797 Approval Notice. Và cũng trong thời gian này, hồ sơ bạn sẽ được chuyển từ USCIS đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia National Visa Center (gọi tắt là NVC).

1. Nếu hồ sơ chưa approved tại USCIS thì bạn vào đây check online https://egov.uscis.gov/cris/Dashboard/CaseStatus.do

2. Nếu hồ sơ đã được approved thì không thể check case online được mà chỉ có thể gọi vào hộp thư của NVC để biết hồ sơ của mình đang tới giai đoạn nào thôi

3. Sau khi NVC nhận được hồ sơ của bạn. NVC sẽ gởi thư và cung cấp mã số hồ sơ. Gồm những con số: HCM**********


IV. Affidavit of support (AOS) fee bill và DS-3032
1. Trả Fee bill (phần của người bảo lãnh)
Khoảng 1-2 tháng sau giai đoạn 3, NVC sẽ gởi DS-3032 Choice of Address có mã vạch (bar code) và phiếu báo lệ phí Affidavit of support (AOS) bill ($70) cho người bảo lãnh và đồng thời cũng sẽ gửi DS-3032 Choice of Address có mã vạch cho người được bảo lãnh (Cả 2 bên đều nhận, nhưng chỉ chọn 1 bên để điền mà thôi)

Người bảo lãnh sẽ lên mạng, login vào trang web https://ceac.state.gov/CTRAC/Invoice/signon.aspx để đóng tiền. Hai ngày sau quay lại trang web này để xem đã PAID chưa, nếu đã PAID rồi thì ngay lập tức người bảo lãnh in trang cover sheet có barcode của mẫu I-864 ra.

2. Gửi DS-3032 Choice of agent & address. Có 2 cách gởi DS-3032:
. Qua bưu điện, tuy nhiên mất nhiều thời gian chờ đợi
. Qua email sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc so với cách gởi qua bưu điện.

Do ở bên Mỹ nên người bảo lãnh sẽ nhận được đơn DS-3032 trước. Người được bảo lãnh nhận sau. Tuy nhiên 1 trong 2 điền DS-3032 và bên nào điền thì bên đó ký tên. Đây là mẫu chọn địa chỉ nhận giấy tờ tiếp theo từ NVC . Nên bạn tự làm thì lấy địa chỉ người bảo lãnh bên Mỹ, hoặc dịch vụ, hoặc luật sư của bạn. Hoặc chọn địa chỉ bên người được bảo lãnh. Tùy bạn lựa chọn, miễn sao không bị thất lạc giấy tờ là được.

Sau khi in ra, điền và ký tên xong. Bạn scan vào máy tính, gởi đính kèm attach file, cùng nội dung điền đầy đủ theo mẫu email sau: viewtopic.php?f=16&t=6584&start=10000



V. Visa application processing fee bill và DS-230 Application for Immigrant Visa and Alien Registration

1. Trả Fee bill - Khoảng 1 tuần sau giai đoạn 4b, NVC sẽ gửi email thông báo là họ đã nhận DS-3032 của bạn, đồng thời ngay lập tức họ đưa hóa đơn Visa application processing fee bill($400) lên website (là website mà bạn đã đóng $70 trước đó). Login và trả $400, thực hiện từng bước giống như trả $70.


2. Mẫu bảo trợ tài chính: I-864 (người bảo lãnh điền)
Người bảo lãnh đồng thời cũng phải là người bảo trợ chính. Bạn xem bản tiêu chuẩn để biết đủ income bảo trợ không hay cần thêm người đồng bảo trơ.

+ Dành cho 48 bang:

1. $13,538
2. $18,213
3. $22,888
4. $27,563
5. $32,238
6. $36,913
7. $41,588
8. $46,263

->Nếu vượt quá số người trên,thì cộng thêm mỗi người: 4,675

+ Dành cho bang ALASKA:

1. $16,913
2. $22,763
3. $28,613
4. $34,463
5. $40,313
6. $46,163
7. $52,013
8. $57,863

->Nếu vượt quá số người trên, thì cộng thêm mỗi người: $5,850

+ Dành cho bang HAWAII:

1. $15,575
2. $20,950
3. $26,325
4. $31,700
5. $37,075
6. $42,450
7. $47,825
8. $53,200

->Nếu vượt quá số người trên, thì cộng thêm mỗi người: $5,375


Nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn này thì cần có người đồng bảo trợ (jointsponsor hoặc co-sign). Người này có thể là người thân hay bạn bè, người quen sống trong nước Mỹ, có việc làm ổn định, có khai thuế đủ hàng năm .

Nếu co-sign ở chung nhà với người bảo lãnh thì điền đơn I-864A. Nếu không ở chung với người bảo lãnh thì điền đơn I-864 như người bảo lãnh.

Những giấy tờ cần thiết cho người đồng bảo trợ phải nộp cho NVC: (photo và không cần công chứng)
- Điền form I-864 hoặc I-864A
- Photo thẻ SSN
- Photo giấy quốc tịch
- Photo giấy khai sinh
- Photo w-2
- Photo giấy đã khai thuế
- Giấy chứng nhận việc làm
- Bank statement(tháng gần nhất)


3. In cover sheet và gửi DS-230 (người được bảo lãnh điền)
Hai ngày sau quay lại trang web đóng tiền để xem đã PAID chưa, nếu PAID rồi thì ngay lập tức người bảo lãnh in trang cover sheet có barcode của đơn DS-230 ra. Kẹp chung trang này cùng với bộ đơn DS-230 đã điền đầy đủ thông tin cho 2 part (chỉ ký part 1) và kèm civil document nộp cho NVC.

Giấy tờ gởi kèm (Civil document) gồm:
- Giấy khai sanh của người được bảo lãnh (bản sao + dịch)
- Bản án + giấy tạm giam (nếu có)
- Giấy trục xuất khỏi Mỹ (nếu có)
- Giấy kết hôn (bản sao + dịch)
- Hồ sơ quân nhân (nếu có)
- Passport (bản sao công chứng)
- Lý lịch tư pháp (bản chính + dịch)
- Giấy ly hôn của cuộc hôn nhân trước (nếu có)
- 2 tấm hình 5x5 nền trắng

Việc dịch và công chứng các loại giấy tờ này có thể thực hiện tại Phòng tư pháp của Ủy Ban Nhân Dân quận, huyện nơi bạn cư ngụ. Lưu ý là khi đi dịch và công chứng thì phải mang dư 1 bản so với số lượng mình yêu cầu vì họ sẽ giữ lại 1 bản để làm hồ sơ lưu.

Người được bảo lãnh có thể gởi toàn bộ giấy tờ qua cho người bảo lãnh bên Mỹ, để người bên Mỹ đính kèm bộ bảo trợ tài chính và sẽ gởi toàn bộ 1 lần đến NVC, nhằm tránh thất lạc và rút ngắn thời gian xem xét.

Bar code bill (70$) kẹp phía trên của bộ I-864.
Bar code bill(400$) kẹp phía trên của bộ DS-230



VI. Case complete
Sau khi hoàn tất việc gởi và điền các đơn trên. Khoảng 1-2 tuần sau, gọi điện thoại cho NVC để biết hồ sơ đã complete chưa. Nếu đã complete, họ sẽ sắp xếp gởi thư mời hẹn phỏng vấn cho bạn. Sau khi nhận đựơc thư mời phỏng vấn, bạn sẽ đi khám sức khoẻ và chích ngừa.

Thư phỏng vấn, có thể NVC sẽ gởi cho người bảo lãnh và người được bảo lãnh qua thư hoặc qua email. Thông thường người bảo lãnh luôn nhận sớm hơn và scan vào máy tính gởi qua email cho người được bảo lãnh. Bạn in làm 2 tờ để đi khám sức khỏe và chích ngừa.

Lưu ý: Nhận giấy phỏng vấn rồi mới được đi khám sức khỏe, chích ngừa.



VII. Sắp xếp hồ sơ và bằng chứng khi phỏng vấn
Folder thứ nhất
1. Thư mời phỏng vấn.
2. Passport
3. Chứng minh nhân dân
4. Hộ khẩu
5. Đơn DS-230 (phần I và II)
6. Phiếu chích ngừa màu vàng
7. Hôn thú
8. Khai sinh
9. Lý lịch tư pháp
10. 4 tấm ảnh 5X5 (ghi tên, ngày sinh, số case HCM... vào mặt sau, bỏ vào 1 túi nilon nhỏ)
11. I-864 + chứng từ thuế mới nhất của người bảo trợ và đồng bảo trợ (nếu có)


Folder thứ 2
1. Photocopy CMND
2. Photocopy nguyên sổ Hộ Khẩu
3. Photocopy sổ Passport
4. Photocopy hôn thú
5. Photocopy khai sinh
6. Photo I-864 + chứng từ thuế mới nhất của người bảo trợ và đồng bảo trợ (nếu có)
7. Kết quả khám sức khoẻ + phim phổi.



VIII. Về sắp xếp bằng chứng
+ Hình ảnh: chia ra làm 2 loại: hình có trước đám cưới và sau đám cưới. Kẹp thành từng tập dày khoảng 1 hay 2 cm, có dán nhãn bên trên cho nhân viên Lãnh Sự dễ đọc (VD: Đà Lạt, 02/2007). Hoặc dán hình lên khổ giấy A4 và ghi chú thích. Hình cưới thì chỉ chọn những tấm nào có đông người, nghi thức làm lễ. Tuyệt đối không để trong album vì khe hở để đưa giấy tờ vào rất nhỏ.

+ Các thứ khác nên bỏ riêng từng thứ vào từng folder có dán nhãn bên ngoài (VD thư tay, email, bill gởi tiền, bill điện thoại, vé máy bay, hóa đơn khách sạn, hóa đơn tiệc cưới v.v...)

+ Nếu có chat hàng ngày thì nên mở webcam của cả 2 người, sau đó chụp ảnh màn hình rồi save lại theo dạng file ảnh. Nên rửa thành ảnh các file này vì như thế sẽ rõ hơn in bằng máy in.

+ Nếu có nhiều bằng chứng thì chủ yếu là mang theo các bằng chứng trước hôn nhân, càng lâu càng tốt. Kinh nghiệm cho thấy họ không quan tâm lắm tới các bằng chứng có sau kết hôn.
=================================


Nếu phỏng vấn đậu các bạn sẽ được cấp giấy hồng và được hẹn lấy visa trong vòng 1 tuần. Bạn nào phỏng vấn ngày thứ hai hoặc thứ ba thì sẽ lấy visa vào thứ ba tuần sau. Bạn nào phỏng vấn thứ năm hoặc thứ sáu thì lấy visa vào thứ năm tuần sau. Phỏng vấn vào ngày thứ tư thì sẽ được cấp visa vào thứ ba hoặc thứ năm.

Chúc bạn thành công và đoàn tụ.
http://vietditru.com/bb/viewtopic.php?f=6&t=6585


http://hochiminh.usconsulate.gov/iv/visa/catergories.html#f2a

http://luutrulinhtinh.blogspot.com/2010/11/xin-cong-ham-oc-than-o-my.html
Những người đã từng bảo lãnh diện fiancé(e) hay diện vợ chồng, nhưng không may bị ly hôn, khi nộp đơn bảo lãnh diện fiancé(e) hay diện vợ chồng lần sau, người fiancé(e) hay người hôn phối thường hay bị từ chối visa. Do đó, các bạn nên viết một tờ tường trình quan hệ có công chứng. Trong tờ tường trình đó, các bạn nên ghi rằng hôn nhân lần trước là thật. Nếu có thể, các bạn chứng minh cuộc hôn nhân trước là thật bằng cách nộp kèm theo tờ tường trình quan hệ những bằng chứng mà các bạn có như hợp đồng thuê mướn nhà, hợp đồng bảo hiểm, tài khoản ngân hàng đứng tên hai người.

Sau đây là thí dụ của tờ tường trình quan hệ:

________________________________________________________________________

UNITED STATES OF AMERICA
STATE OF CALIFORNIA


STATEMENT OF RELATIONSHIP

I, the undersigned Mr. [tên họ], born on [ngày sanh], now domiciled at [địa chỉ].

Solemnly declare that:

1. On January 1, 1996, I got acquainted with Ms. [tên họ], born on [ngày sanh], on Yahoo Messenger.

2. On February 15, 1997, I got married to Ms. [tên họ] in [tên thành phố], Vietnam.

3. On March 31, 1997, I filed I-130 for Ms. [tên họ].

4. On May 1, 1998, Ms. [tên họ] came to the United States.

5. On December 15, 1998, Ms. [tên họ] left home without any prior notice.

6. On January 15, 2000, I filed for divorce.

7. On July 15, 2000, I obtained a judgment of divorce. You will find enclosed a copy of the said judgment as Exhibit 1.

8. My marriage to Ms. [tên họ] was a bona fide marriage as evidenced by copies of the joint lease, MasterCard statements, insurance contracts, utility bills hereby filed as Exhibit 2.

9. During my separation with Ms. [tên họ], I met Ms. [tên họ] when travelling back to Vietnam.

10. ….

11. ….

IN WITNESS WHEREOF, I have signed in Westminster, on this twenty-eighth day of June, 2008.



________________________________
[Tên họ]

Solemnly declared in Westminster, on this
twenty-eighth day of June, 2008



_________________________________
Notary Public
http://vietditru.com/bb/viewtopic.php?f=16&t=2171

CÁCH ĐIỀN MẪU ĐƠN G-325A
Mẫu G-325A dùng cho diện bảo lãnh vợ chồng hay Fiancé(e).

Người bảo lãnh cũng như người được bảo lãnh phải điền đơn G-325A và ký tên trên mẫu G-325A.

Các bạn có thể tham khảo thí dụ của một mẫu G-325A sau khi đã điền xong ở trang Web http://www.immihelp.com/forms/g-325a-sa ... mation.pdf.

Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) dùng thông tin mà bạn cung cấp trên mẫu đơn G-325A để điều tra lý lịch về bạn.

Nếu bạn không nhớ ngày chính xác, bạn có thể ghi năm không cũng được. Bạn cũng có thể viết Unknown, có nghĩa là không biết. Tuy nhiên, nếu bạn viết Unknown nhiều quá thì USCIS sẽ yêu cầu bạn nộp lại đơn khác.

Vì mẫu G-325A không có số câu hỏi, nên bạn hãy theo hướng dẫn từng hàng.


Hàng thứ 1

Family Name là họ.

First là tên.

Middle là tên đệm hay tên ở giữa.

Nếu bạn tên là Nguyễn Mạnh Hùng thì bạn ghi nhu sau:

Family name: NGUYEN
First name : Hung
Middle name: Manh

Male là Phái nam.

Female là Phái nữ.

Nếu bạn là phái nam thì bạn đánh dấu ở ô Male.

Birth Date là ngày sanh. Bạn ghi ngày sanh theo dạng tháng (2 số) / ngày (2 số) / năm (2 số).

Nếu ngày sanh của bạn là 17 tháng 1 năm 1980 thì bạn ghi như sau : 01/17/1980.

Ctizenship/Nationality là Quốc tịch. Nếu bạn là công dân Mỹ thì bạn ghi American hay U.S.

File Number là số hồ sơ. Nếu bạn có số Alien Number (A Number) thì bạn ghi số đó. Số Alien Number bắt đầu bằng chữ A. Nếu bạn không có số đó thì bạn ghi N/A.


Hàng thứ 2

All Other Names Used (Including names by previous marriages) là Những tên khác mà bạn sử dụng (Kể cả tên trong những cuộc hôn nhân trước).

City and Country of Birth là tên thành phố (hay tên thị xã) và quốc gia nơi bạn sanh đẻ. Nếu bạn sanh tại thị xã Tây Ninh, Việt Nam, thì bạn ghi Tay Ninh, Vietnam.

U.S. Social Security # là Số thẻ an ninh xã hội. Bạn chỉ điền nếu có. Nếu không thì bạn ghi N/A.


Hàng thứ 3

Trong khung Family Name [Họ], ở hàng Father, bạn ghi họ của ba bạn. Ở hàng Mother, bạn ghi họ của mẹ bạn. Ở hàng Maiden Name [họ của người đàn bà trước khi lập gia đình], bạn ghi họ của mẹ bạn thời con gái nếu có. Nếu không, bạn ghi N/A.

Trong khung First Name [Tên], ở đối diện hàng Father, bạn ghi tên của ba bạn. Ở đối diện hàng Mother, bạn ghi tên của mẹ bạn.

Trong khung Date, City and Country of Birt (If known) [Ngày sanh, thành phố và quốc gia nơi sanh đẻ], ở đối diện hàng Father, bạn ghi ngày sanh cùng tên thành phố và quốc gia nơi sanh đẻ của ba bạn. Ở đối diện hàng Mother, bạn ghi ngày sanh cùng tên thành phố và quốc gia nơi sanh đẻ của mẹ bạn. Nếu bạn không biết thì bạn ghi Unknown.

Trong khung City and Country of Residence [Thành phố và quốc gia cư trú], ở đối diện hàng Father, bạn ghi tên thành phố và quốc gia nơi ba bạn cư trú. Ở đối diện hàng Mother, bạn ghi tên thành phố và quốc gia nơi mẹ bạn cư trú.


Hàng thứ 4

Trong khung Husband or Wife [Người phối ngẫu], bạn ghi họ của ngưòi phối ngẫu.

Trong khung First Name [Tên], bạn ghi tên của người phối ngẫu.

Trong khung Birth Date [Ngày sanh], bạn ghi ngày sanh của vợ bạn theo dạng tháng (2 số) / ngày (2 số) / năm (2 số).

Nếu ngày sanh của vợ bạn là 18 tháng 2 năm 1984 thì bạn ghi như sau : 02/18/1984.

Trong khung City and Country of Birth [Thành phố và Quốc gia nơi sanh đẻ]. bạn ghi tên thành phố và tên quốc gia nơi sanh của vợ bạn.

Trong khung Date of Marriage [Ngày kết hôn], như tên gọi, bạn ghi ngày kết hôn.

Trong khung Place of Marriage [Nơi kết hôn], như tên gọi, bạn ghi nơi kết hôn.


Hàng thứ 5

Trong khung Former Husbands or Wifes (If none, so stae) [Người hôn phối cũ (nếu không có, thì bạn khai không có].

Trong cùng khung có Family Name (For wife, give maiden name), nghĩa là Họ của người hôn phối cũ (nếu người hôn phối cũ là người vợ thì bạn cho biết họ trước khi lập gia đình).

Trong khung First Name [Tên], như tên gọi, bạn ghi tên của người hôn phối cũ.

Trong khung Birth Date [Ngày sanh], như tên gọi, bạn ghi ngày sanh của người hôn phối cũ theo dạng tháng (2 số) / ngày (2 số) / năm (2 số).

Nếu ngày sanh của người hôn phối cũ là 27 tháng 12 năm 1985 thì bạn ghi như sau : 12/27/1985.

Trong khung Date and Place of Marriage [Ngày và Nơi kết hôn], bạn ghi ngày và nơi kết hôn giữa bạn và người hôn phối cũ.

Trong khung Date and Place of Termination of Marriage [Ngày và nơi chấm dứt hôn nhân], bạn ghi ngày mà Tòa cho phép hai ngưòi ly hôn cùng với tên thành phố nơi tòa án ra quyết định cho phép ly hôn (trong trường hợp ly hôn) hay ngày mà người hôn phối trước qua đời cùng tên thành phố nơi mà người hôn phối trước qua đời.


Hàng thứ 6

Hàng này mang tên là Applicant’s residence last five years. List present address first.

Trong hàng này, bạn ghi địa chỉ của bạn trong vòng 5 năm cuối cùng. Họ yêu cầu bạn bắt đầu bằng địa chỉ hiện tại.

Trong cột Street and Number [Tên đường và số nhà], bạn ghi số nhà và tên đường.

Trong cột City [Thành phố hay thị xã], bạn ghi tên thành phố hay thị xã.

Trong cột Province or State [Tỉnh hay tiểu bang], bạn ghi tên tỉnh hay tiểu bang.

Country [Quốc gia], bạn ghi tên quốc gia.

Trong cột From [Kể từ], chia làm 2 cột phụ là Month [Tháng] và Year [Năm]. Trong cột này, bạn ghi tháng và năm bạn bắt đầu dọn vào căn nhà mà bạn ghi ở cột phía trước.

Trong cột To [Đến], cũng chia làm 2 cột phụ là Month [Tháng] và Year [Năm]. Trong cột này, bạn ghi tháng và năm bạn rời khỏi căn nhà đó.


Hàng thứ 7

Hàng này mang tên là Applicant’s last address outside the United States of more than one year, nghĩa là địa chỉ cuối cùng mà bạn cư trú ngoài nước Mỹ trên một năm.

Trong cột Street and Number [Tên đường và số nhà], bạn ghi số nhà và tên đường.

Trong cột City [Thành phố hay thị xã], bạn ghi tên thành phố hay thị xã.

Trong cột Province or State [Tỉnh hay tiểu bang], bạn ghi tên tỉnh hay tiểu bang.

Country [Quốc gia], bạn ghi tên quốc gia.

Trong cột From [Kể từ], chia làm 2 cột phụ là Month [Tháng] và Year [Năm].

Trong cột To [Đến], cũng chia làm 2 cột phụ là Month [Tháng] và Year [Năm].


Hàng thứ 8

Hàng này mang tên là Applicant’s employment last five years. (If none, so state). List present employment first.

Hàng này tạm dịch sang tiếng Việt là Việc làm của đương đơn trong vòng 5 năm cuốI cùng. Nếu không có thì ghi không có. Liệt kê công việc hiện tại trước tiên.

Ở cột Full Name and Address of Employer [Tên và địa chỉ chỗ làm], bạn gi tên và địa chỉ nơi bạn làm việc.

Ở cột Occupation [Nghề nghiệp], bạn ghi chức vụ.

Trong cột From [Kể từ], chia làm 2 cột phụ là Month [Tháng] và Year [Năm]. Trong cột này, bạn ghi tháng và năm bạn bắt đầu làm việc cho công ty mà bạn ghi ở cột trước.

Trong cột To [Đến], cũng chia làm 2 cột phụ là Month [Tháng] và Year [Năm]. Trong cột này, bạn ghi tháng và năm bạn hết làm việc cho công ty đó.


Hàng thứ 9

Hàng này mang tên là “Show below last occupation abroad if not shown above. (Include all information requested above.).”

Hàng này có thể dịch như sau “Ghi dưới đây công việc cuối cùng mà bạn làm ở nước ngoài nếu bạn không ghi ở trên. (Ghi tất cả thông tin yêu cầu ở trên).”


Hàng thứ 10

Câu “This form is submitted in connection with an application for” có thể dịch là “Mẫu đơn này có liên quan đến đơn xin”.

Sau câu này có 3 ô là Naturalization [Nhập tịch], Status as Permanent Resident [Qui chế thường trú nhân] và Other (Specify) [Khác (Xin ghi rõ].

Trong trường hợp bảo lãnh diện Fiancé(e) [hôn phu/hôn thê] thì người bảo lãnh là công dân Mỹ đánh dấu vào ô Other và ghi bên cạnh là “In support of spouse’s [hay Fiancé(e)’s] I-129F” [Để hỗ trợ đơn I-129F bảo lãnh người hôn phối hay hôn phu/hôn thê].

Người được bảo lãnh đánh dấu vào ô Other và ghi bên cạnh là “Fiancé(e) Visa Application” [Đơn xin visa diện hôn phu/hôn thê].

Trong trường hợp bảo lãnh vợ chồng thì người bảo lãnh đánh dấu vào ô Other và ghi bên cạnh là “In support of spouse’s I-130” [Để hỗ trợ đơn I-130 bảo lãnh người hôn phối].

Người được bảo lãnh đánh dấu vào ô Status as Permanent Resident.

Trong trường hợp nộp đơn I-485 xin điều chỉnh qui chế, thì đánh dấu vào ô Status as Permanent Resident.

Trong khung Signature of Applicant [Chữ ký của đương đơn] và Date [Ngày], bạn ký tên và ghi ngày mà bạn ký tên.


Hàng thứ 11

Câu “If your native alphabet is in other Roman letters, write your name in your native alphabet below” có thể dịch là “Nếu bảng chữ cái tiếng mẹ đẻ của bạn không phải là chữ La Mã thì bạn hãy ghi dưới đây tên họ của bạn theo bảng chữ cái tiếng mẹ đẻ của bạn.”

Trong khung này, chỉ những ngườI Ả Rập, Nam Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Hoa, v.v… mới phải viết tên họ của họ theo chữ viết của họ vì họ không dùng mẫu tự La Tinh.


Hàng thứ 12

Đây là khung rộng lớn.

Câu “Complete This Box” có thể dịch là “Hãy điền khung này”.

Dưới Family Name, bạn ghi họ của bạn.

Dưới Given Name, bạn ghi tên của bạn. Given Name và First Name đồng nghĩa với nhau.

Dưới Middle Name, bạn ghi tên đệm của bạn.

Dưới Alien Registration Number, bạn ghi số đăng ký người nước ngoài của bạn (nếu có). Số đó bắt đầu bằng chữ A.
http://vietditru.com/bb/viewtopic.php?f=6&t=884
I-864A, Contract Between Sponsor and Household Member [I-864A, Hợp đồng giữa người bảo trợ và thành viên trong gia đình].

Mẫu I-86A là mẫu đính kèm với mẫu I-864.

Mỗi thành viên gia đình phụ tiền thu nhập và tài sản của mình vào với thu nhập và tài sản của người bảo trợ phải điền một mẫu I-864A riêng. Mẫu này phải nộp cùng lúc với mẫu I-864.

Mẫu I-864A có thể chỉ dùng khi thu nhập và tài sản của người bảo trợ không hội đủ điều kiện về thu nhập của mẫu I-864.

Thành viên gia đình dùng cho mục đích của mẫu I-864A là:

- Người thân ở cùng địa chỉ chính với người bảo trợ và có quan hệ vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hay con trưởng thành với người bảo trợ.

- Người thân hay người khác mà người bảo trợ khai như người lệ thuộc vào mình trên giấy khai thuế liên bang mới nhất mặc dù không sống chung cùng địa chỉ với người bảo trợ.

- Người di dân tương lai, trong một vài trường hợp.

Có hai trường hợp mà ngưới di dân tương lai được xem là thành viên gia đình có thể phụ tiền thu nhập hay/và tài sản của mình với thu nhập và tài sản của người bảo trợ:

- Người di dân tương lai ở cùng địa chỉ với người bảo trợ và có thể chứng minh được rằng nguồn thu nhập của họ sẽ không thay đổi kể cả sau khi trở thành thường trú nhân.

- Người di dân tương lai là vợ hay chồng của người bảo trợ và có thể chứng minh được rằng nguồn thu nhập của họ sẽ không thay đổi kể cả sau khi trở thành thường trú nhân.

Nếu bạn là người di dân tương lai và người bảo trợ dùng thu nhập của bạn trên mẫu I-864 của họ để hội đủ điều kiện về bảo trợ thì bạn chỉ cần điền mẫu I-864A khi nào bạn có những người lệ thuộc đi kèm theo bạn.

Nếu bạn là người di dân tương lai và người bảo trợ chỉ dùng tài sản của bạn trên mẫu I-864, bạn không cần điền mẫu I-864A ngay cả khi bạn có những người lệ thuộc đi kèm.

Trong mẫu I-864, bên cột ghi “For Government Use Only” [Chỉ để cho chính phủ sử dụng], bạn không ghi gì cả.


Phần 1

Information on the Household Member (You) [Thông tin về thành viên gia đình (Bạn)].

1. Name [Tên họ].

Trong phần này, có những chi tiết như sau:

Last Name [Họ].

First Name [Tên].

Middle Name [Tên đệm].

Nếu bạn tên là TRƯƠNG TẤN SANG thì bạn ghi như sau:

Last Name: TRUONG.

First Name: SANG.

Middle Name: TAN.

2. Mailing Address [Điạ chỉ liên lạc thư từ].

Trong phần này, có những chi tiết như sau:

Street Number and Name (include apartment number) [Số nhà và tên đường (Ghi cả số căn hộ)].

City [Thành phố].

State or Province [Tiểu bang hay Tỉnh].

Country [Nước hay Quốc gia].

Zip/Postal Code [Mã số khu bưu chính].

3. Place of Residence (if different from mailing address) [Nơi cư trú (nếu khác địa chỉ liên lạc thư từ)].

Trong phần này cũng có những chi tiết như ở phần địa chỉ liên lạc thư từ:

Street Number and Name (include apartment number) [Số nhà và tên đường (Ghi cả số căn hộ)].

City [Thành phố].

State or Province [Tiểu bang hay Tỉnh].

Country [Nước hay Quốc gia].

Zip/Postal Code [Mã số khu bưu chính].

Bạn chỉ điền phần này khi nào địa chỉ nơi bạn cư trú khác với địa chỉ mà bạn dùng để liên lạc thư từ.


4. Telephone Number [Số điện thoại].

(Include area code or country and city codes) [(Ghi cả mã số vùng hay mã số quốc gia và thành phố)].

5. Date of Birth (mm/dd/yyyy) [Ngày sanh (tt/nn/nnnn)]. Bạn phải viết ngày sanh của bạn dạng tháng (2 số)/ngày (2 số)/năm (4 số).

Nếu bạn sanh ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì bạn ghi 04/30/1975.

6. Place of Birth [Nơi sanh].

Trong phần này, có những chi tiết như sau:

City [Thành phố].

State/Province [Tiểu bang/Tỉnh].

Country [Nước hay Quốc gia].

7. U.S. Social Security Number (if any) [Số thẻ an sinh xã hội của Mỹ (nếu có)].

8. Relationship to Sponsor (Check either a, b or c) [Quan hệ với ngườ bảo trợ (Đánh dấu a, b hay c)].

a. □ I am the intending immigrant and also the sponsor’s spouse.

Câu a có thể dịc như sau:

“a. □ Tôi là người di dân tương lai và cũng là người hôn phối của ngườI bảo trợ.”

b. □ I am the intending immigrant and also a member of the sponsor’s household.

Câu b có thể dịch như sau:

“b. □ Tôi là người di dân tương lai và cũng là một thành viên trong hộ của người bảo trợ.”

c. □ I am not the intending immigrant. I am the sponsor’s household member. I am related to the sponsor as his/her.

Câu c có thể dịch như sau:

“c. □ Tôi không phảI là người di dân tương lai. Tôi là thành viên trong hộ của người bảo trợ. Tôi có quan hệ với ngườI bảo trợ như.”

Nếu bạn đánh dấu c thì bạn đánh dấu vào một trong những ô ở dưới.

□ Spouse [□ Người hôn phối (của người bảo trợ)].

□ Son or daughter (at least 18 years old) [□ Con trai hay con gái (của người bảo trợ) (Tối thiểu 18 tuổi)].

□ Parent [□ Cha hay mẹ (của người bảo trợ)].

□ Brother or sister [□ Anh chị em (của người bảo trợ)].

□ Other dependent (specify) [□ Người lệ thuộc khác (của người bảo trợ) (xin ghi rõ)].

9. I am currently [Tôi hiện đang]:

a. Employed as a/an [Làm công với tư cách]. Nếu bạn đánh dấu ở đây, thì ghi nghề nghiệp hay chức vụ của bạn trong cơ quan.

Name of Employer #1 (if applicable) [Tên của cơ quan #1 (nếu áp dụng cho trường hợp của bạn].

Name of Employer #2 (if applicable) [Tên của cơ quan #2 (nếu áp dụng cho trường hợp của bạn].

b. Self-employed as a/an [Tự làm chủ với tư cách]. Nếu bạn đánh dấu ở đây thì bạn ghi nghề nghiệp của mình.

c. Retired from (Company Name) since (mm/dd/yyyy) [Về hưu từ (tên công ty) kể từ ngày (tt/nn/nnnn)]. Nếu bạn đánh dấu ở đây thì bạn ghi bạn ghi tên của cơ quan nơi bạn về hưu và ngày về hưu của bạn theo dạng tháng (2 số)/ngày (2 số)/năm (4 số).

Nếu bạn về hưu kể từ ngày 13 tháng 2 năm 2008 thì bạn ghi 02/13/2008.

d. Unemployed since (mm/dd/yyyy) [Không có việc làm kể từ ngày (tt/nn/nnnn)]. Nếu bạn đánh dấu ở đây thì bạn ghi ngày bạn bắt đầu thất nghiệp theo dạng tháng (2 số)/ngày (2 số)/năm (4 số).

Nếu bạn thất nghiệp kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2007 thì bạn ghi 12/25/2007.

10. My current individual annual income is [Thu nhập cá nhân hàng năm hiện tại của tôi là].

Ở đây, bạn ghi thu nhập hàng năm đi làm của bạn hay tiền hưu hàng năm của bạn.

Bạn có thể nộp những chứng từ về tiền thu nhập mà bạn sẽ thu được trong năm nay nếu bạn nghĩ rằng chúng giúp bạn chứng minh khả năng tài chánh để bảo trợ của bạn. Thí dụ, bạn có thể nộp giấy chứng nhận việc làm mới nhất trên đó có tiền lương hàng năm của bạn, cùi chi phiếu tiền lung trong vòng 6 tháng của bạn.

11. Federal income tax information [Thông tin về thuế thu nhập liên bang].

I have filed a Federal tax return for each of the three most recent tax years. I have attached the required photocopy or transcript of my Federal tax return for only the most recent tax year. [Tôi đã khai thuế liên bang mỗi năm cho ba năm vừa qua. Tôi đã đính kèm bản sao hay bản trích lục của thuế liên bang đòi hỏi của năm mới nhất mà thôi].

My total income (adjusted gross income on IRS Form 1040EZ) as reported on my Federal tax returns for the most recent three years was [Tổng thu nhập của tôi (tổng thu nhập điều chỉnh trên mẫu 1040EZ của Sở thuế) khai trên giấy thuế liên bang của tôi trong ba năm vừa qua là].

Tax Year [Năm khai thuế].

Total Income [Tổng thu nhập].

Most recent [Mới nhất].

Nếu bạn khai thuế trên mẫu 1040 thì bạn khai số tiền ghi ở hàng 22 mang tên là This is your total income [Đây là tổng thu nhập của bạn].

Nếu bạn khai thuế trên mẫu 1040A thì bạn khai số tiền ghi ở hàng 21 mang tên là This is your adjusted gross income [Đây là tổng thu nhập điều chỉnh của bạn].

Nếu bạn khai thuế trên mẫu 1040EZ thì bạn khai số tiền ghi ở hàng 4 mang tên là This is your adjusted gross income [Đây là tổng thu nhập điều chỉnh của bạn].

(Optional) I have attached photocopies or transcripts of my Federal tax returns for my second and third most recent tax years. [(Không bắt buộc). Tôi đã đính kèm bản sao hay trích lục giấy thuế liên bang của tôi của năm gần thứ hai và năm gần thứ ba].

Bạn có thể nộp bản sao hay trích lục giấy thuế của bạn trong 3 năm gần nhất nếu bạn nghĩ chúng có thể giúp bạn chứng minh kả năng của bạn trong việc duy trì thu nhập.

Nếu bạn nộp bản sao giấy thuế của bạn thì bản sao của tất cả mẫu W-2 và mẫu 1099 liên quan đến giấy thuế của bạn. Nếu bạn nộp trích lục giấy thuế do Sở thuế cấp thay vì bản sao thì đừng nộp mẫu W-2 hay mẫu 1099.

12. My assets (complete only if necessary) [Tài sản của tôi (Chỉ điền nếu cần)]

a. Enter the balance of all cash, savings and checking accounts [Hãy ghi số tiền còn lại của tất cả tiền mặt và của các tài khoản tiết kiệm hay chi phiếu].

b. Enter the net cash value of real-estate holdings. (Net means current assessed value minus mortgage debt.) [Hãy ghi trị giá tiên mặt thực của bất động sản. (Thực có nghĩa là trị giá hiện tại trừ tiền nợ mua nhà].

c. Enter the cash value of all stocks, bonds, certificates of deposit, and other assets not listed on line a or b [Hãy ghi trị giá tiền mặt của tất cả cổ phần, trái phiếu (bông), giấy chứng nhận tiền gửi, và những tài sản khác chưa liệt kê ở hàng a hay b].

Trong phần c, bạn không thể ghi trị giá thực của xe hơi ngoại trừ bạn có hai chiếc xe trở lên và trong đó có một chiếc xe không tính trong phần tài sản.

d. Add together Lines a, b, and c and enter the number here [Cộng hàng a, b, và c lại và ghi số tiền ở đây].


Phần 2

Sponsor’s Promise [Lời hứa của người bảo trợ].

13. I, THE SPONSOR, (Print Name) in consideration of the household member’s promise to support the following intending immigrant(s) and to be jointly and severally liable for any obligations I incur under the affidavit of support, promise to complete and file an affidavit of support on behalf of the following (Indicate Number) named intending immigrant(s) (see Step-by-Step instructions).

Câu trên có thể dịch như sau:

“13. Tôi, NGƯỜI BẢO TRỢ, (Tên họ viết chữ in) vi lý do lời hứa của thành viên gia đình giúp đỡ người di dân hay những người di dân tương lai sau đây và liên đới chịu trách nhiệm mà tôi chịu chiếu theo giấy cam kết bảo trợ, cam đoan điền và nộp giấy cam kết bảo trợ cho (Số) người di dân tương lai có tên sau đây (xin xem hứớng dẫn từng bước).”

Trong bảng phía dưới bạn điền tên họ của những người di dân, ngày sanh của họ, số đăng ký người nước ngoài của họ (nếu có) và số thẻ an sinh xã hội của họ (nếu có).

Name [Tên họ].

Date of Birth (mm/dd/yyyy) [Ngày sanh (tt/nn/nnnn)]. Bạn ghi tên họ của người di dân hay của những người di dân tương lai theo dạng tháng (2 số)/ngày (2 số)/năm (4 số).

A-number (if any) [Số A- (nếu có)]. Số đăng ký người nước ngoài bắt đầu bằng chữ A-.

U.S. Social Security Number (if any) [Số thẻ an sinh xã hội của Mỹ (nếu có)].

14. Sponsor’s Signature [Chữ ký của người bảo trợ].

Date-mm/dd/yyyy [Ngày-tt/nn/nnnn]. Đây là ngày người bảo trợ ký tên. Ghi ngày theo dạn tháng (2 số)/ngày (2 số)/năm (4 số).

Nếu người bảo trợ ký ngày 13 tháng 2 năm 2008 thì ghi ngày ký như sau: 02/13/2008.


Phần 3

Household Member’s Promise [Cam kết của thành viên gia đình].

15. I, THE HOUSEHOLD MEMBER, (Print Name) in consideration of the sponsor’s promise to complete and file an affidavit of support on behalf of the above (Number from line 13) named intending immigrant(s):

Câu trên có thể dịch như sau:

“15. TÔI, THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH, (Tên họ viết chữ in), vì lý do lời hứa của người bảo trợ điền và nộp giấy cam kết bảo trợ cho (Số ghi ở hàng 13) người di dân tương lai ở trên.”

a. Promise to provide any and all financial support necessary to assist the sponsor in maintaining the sponsored immigrant(s) at or above the minimum income provided for in section 213A(a)(1)(A) of the Act (not less than 125 percent of the Federal Poverty Guidelines) during the period in which the affidavit of support is enforceable;

Câu a có thể tạm dịch như sau:

“a. Cam đoan cung cấp tất cả sự hỗ trợ tài chánh cần thiết để giúp người bào trợ trong việc duy trì người di dân hay những người di dân được bảo trợ ở mức thu nhập tối thiểu hay trên đó qui định trong điều 213(a)(1)(A) của Luật (không dưới mức 125 phần trăm của Bảng tiêu chuẩn nghèo liên bang) trong thời gian hiệu lực của giấy cam kết bảo trợ.”

b. Agree to be jointly and severally liable for payment of any and all obligations owed by the sponsor under the affidavit of support to the sponsored immigrant(s), to any agency of the Federal Government, to any agency of a State or local government, or to any other private entity that provides means-tested public benefit;

Câu b có thể tạm dịch như sau:

“b. Đồng ý liên đới chịu trách nhiệm trả tất cả những tiền nợ của người bảo trợ do trách nhiệm chiếu theo tờ cam kết bảo trợ cho tất cả cơ quan của chính phủ liên bang, tiểu bang hay địa phương, cho tất cả thực thể tư nhân cung cấp Kế-kiểm-tra Phúc Lợi Quần Chúng.”

c. Certify under penalty of perjury under the laws of the United States that all the information provided on this form is true and correct to the best of my knowledge and belief and that the Federal income tax returns submitted in support of the contract are true copies or unaltered tax transcripts filed with the Internal Revenue Service.

Câu c có thể tạm dịch như sau:

“c. Chứng nhận, theo hình phạt tội man khai chiếu theo luật Hoa Kỳ, rằng tất cả thông tin cung cấp trên mẫu này đúng và chính xác theo sự hiểu biết và tin tưởng cuả tôi và những tờ khai thuế liên bang nộp để hỗ trợ tờ cam kết này là những bản sao xác thật hay những bản trích lục không có sửa đổi của giấy thuế mà tôi đã nộp cho Internal Revenue Service (Sở thuế).”

d. Consideration where the household member is also the sponsored immigrant: I understand that if I am the sponsored immigrant and a member of the sponsor's household that this promise relates only to my promise to be jointly and severally liable for any obligation owed by the sponsor under the affidavit of support to any of my dependents, to any agency of the Federal Government, to any agency of a State or local government, and to provide any and all financial support necessary to assist the sponsor in maintaining any of my dependents at or above the minimum income provided for in section 213A(s)(1)(A) of the Act (not less than 125 percent of the Federal poverty line) during the period which the affidavit of support is enforceable.

Câu d có thể tạm dịch như sau:

“d. Chú ý khi thành viên gia đình cũng là người di dân được bảo trợ: Tôi hiểu rằng nếu tôi là người di dân được bảo trợ và thành viên gia đình của người bảo trợ thì lời hứa này chỉ liên quan đến lời hứa của tôi liên đới chịu trách nhiệm về tất cả tiền nợ của người bảo trợ do trách nhiệm chiếu theo tờ cam kết bảo trợ đối với tất cả người lệ thuộc vào tôi, đối với tất cả cơ quan liên bang, tiểu bang hay địa phương, và cung cấp tất cả hỗ trợ về tài chánh nhằm giúp người bảo trợ duy trì bất cứ người lệ thuộc nào vào tôi ở mức thu nhập tối thiểu hay trên đó qui định trong điều 213(a)(1)(A) của Luật (không dưới mức 125 phần trăm của Bảng tiêu chuẩn nghèo liên bang) trong thời gian hiệu lực của giấy cam kết bảo trợ.”

e. I authorize the Social Security Administration to release information about me in its records to the Department of State and U.S. Citizenship and Immigration Services.

Câu e có thể dịch như sau:

“e. Tôi cho phép Social Security Administration tiết lộ cho Bộ Ngoại Giao và Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ thông tin về tôi trong hồ sơ.”

16. Household Member’s Signature [Chữ ký của thành viên gia đình]. Ở đây là chữ ký của bạn, người điền đơn I-864A.

Date-mm/dd/yyyy [Ngày-tt/nn/nnnn]. Đây là ngày bạn với tư cách thành viên gia đình của người bảo trợ ký tên. Bạn ghi ngày theo dạng tháng (2 số)/ngày (2 số)/năm (4 số).

Nếu bạn ký tên ngày 13 tháng 2 năm 2008 thì bạn ghi ngày ký như sau: 02/13/2008.
http://vietditru.com/bb/viewtopic.php?f=6&t=1234


Mẫu I-864 là mẫu bảo trợ tài chánh dùng cho các diện bảo lãnh di dân hay định cư ở Hoa Kỳ.

Mẫu I-864 phải cần kèm theo bản sao có công chứng giấy khai thuế mới nhất. Giấy khai thuế (mẫu 1040) gồm tất cả phụ lục (Schedules), mẫu W-2 hay 1099 và tất cả mẫu mà bạn đã nộp kèm với giấy khai thuế.

Tax Transcript (mà tôi tạm dịch là trích lục giấy thuế) là một văn kiện rút ngắn hay tóm tắt của giấy khai thuế.

Theo hướng dẫn của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS), nếu bạn nộp trích lục giấy thuế (Tax Transcript) thì bạn không cần phải nộp mẫu W-2 hay 1099. Nếu bạn nộp giấy khai thuế (mẫu 1040) thì bạn phải nộp kèm mẫu W-2 hay 1099.

Bạn có thể gọi Sở thuế (Internal Revenue Service) ở số 1-800-829-1040 để xin bản sao giấy thuế. Nếu bạn gọi Sở thuế, bạn có thể xin mộ bản của trích lục giấy thuế mà không cần phải trả lệ phí.

Với giấy cam kết bảo trợ (I-864), bạn không phải chỉ nộp mẫu I-864 mà phải nộp cả bản sao giấy thuế, bản sao mẫu W-2 hay 1099, một vài cùi chi phiếu mới nhất và thư xác nhận việc làm trong đó có ngày bắt đầu làm việc, chức vụ và tiền lương của bạn.

Với tư cách người bảo lãnh, bạn phải điền mẫu I-864 hay I-864EZ. Mẫu I-864EZ là mẫu bảo trợ tài chánh rút ngắn dành cho những người bảo trợ chỉ dựa vào thu nhập của mình đủ để thỏa mãn điều kiện bảo trợ. Những người bảo trợ dựa vào tài sản của mình phải điền mẫu I-864. Họ không thể dùng mẫu I-864EZ.

Nếu người mà bạn bảo lãnh mang theo vợ con của họ, tất cả đều có tên trong cùng một đơn bảo lãnh do bạn đứng tên và sẽ đi theo người được bảo lãnh hay sẽ qua Mỹ 6 tháng sau khi người được bảo lãnh nhập cảnh vào Mỹ, bạn phải liệt kê họ trong mẫu I-864 và I-864A nếu cần. Bạn không được điền mẫu I-864EZ nếu bạn bảo lãnh những thành viên gia đình cùng có tên trong cùng một đơn bảo lãnh do bạn đứng tên.

Nếu bạn không khai thuế, bạn phải kèm theo thư giải thích và bản sao hướng dẫn trong tài liệu của Sở thuế chứng minh bạn không bị bắt buộc phải khai thuế.

Nếu thu nhập của bạn không đủ, bạn phải nộp giấy chứng nhận tài sản chứng minh trị giá tiền mặt gấp 5 lần nhân với sự sai biệt giữa bảng qui định mức độ nghèo khó căn bản với lợi tức của bạn.

Ðối với diện bảo lãnh người hôn phối và con cái của công dân Hoa Kỳ, số ngân khoản được tính từ các tài sản để bù đắp phần thiếu hụt lợi tức là 3 lần nhân với sự sai biệt giữa bảng qui định mức độ nghèo khó căn bản với lợi tức của người bảo lãnh.

Bạn phải kèm theo những giấy tờ sau đây:

- Giấy chứng nhận sở hữu tài sản, thuê mướn tài sản và trị giá của mỗi tài sản.
- Giấy chứng nhận
- Giấy chứng nhận khác, nếu lợi tức hàng năm của bạn không thỏa mãn điều kiện thu nhập tối thiểu. Giấy chứng nhận việc làm hiện tại như một vài cùi chi phiếu mới nhất và thư xác nhận việc làm trong đó có ngày bắt đầu làm việc, chức vụ và tiền lương của bạn. Đối với những người tự làm chủ thì phải nộp bản sao của bảng lược kê tài khoản kinh doanh (Business Bank Statement) mới nhất và giấy phép kinh doanh hiện tại (Current Business Licence).

Nếu thu nhập của bạn không đạt đến mức 125 % của bảng qui định mức độ nghèo khó căn bản, bạn cần một người đồng bảo trợ (Joint Sponsor) điền mẫu I-864. Bạn cũng phải điền mẫu I-864 và không thể dùng mẫu I-864EZ.

Người đồng bảo trợ cũng cần phải hội đủ những điều kiện như người bảo lãnh và nộp những giấy tờ như của người bảo lãnh, tức là :

- Giấy khai thuế (mẫu 1040), mẫu W-2 hay 1099 và tất cả mẫu mà họ đã nộp kèm với giấy khai thuế của họ.
- Giấy chứng nhận công dân hay thường trú nhân Hoa Kỳ.

Nếu người đồng bảo trợ ở chung nhà với bạn thì họ phải điền mẫu I-864A. Trong mẫu I-864A, bạn điền phần của bạn tức của người bảo trợ chính và người đồng bảo trợ điền phần của họ.

Mẫu đơn bảo trợ tài chánh I-864W mới dành cho những người di dân không bị đòi hỏi phải có một người bảo trợ tài chánh. Những người con nuôi, những người di dân đã từng làm việc và trả thuế An Sinh Xã Hội từ 40 tam cá nguyệt trở lên, những người góa vợ hay góa chồng của công dân Mỹ tự bảo lãnh mình, những người hôn phối bị đánh đập của công dân Mỹ và những người con của những người hôn phối bị đánh đập sẽ không cần nộp mẫu đơn I-864 bình thường.

Đối với những người di dân đã từng làm việc và trả thuế An Sinh Xã Hội từ 40 tam cá nguyệt trở lên, bạn cần phải kèm tờ khai ký tên bởi họ và giấy chứng nhận thu nhập và phúc lợi (Earnings and Benefits Statement) cấp bởi Social Security Administration (SSA) để chứng minh số tam cá nguyệt mà họ đạt được. Để làm đơn xin giấy đó, họ có thể điền mẫu SSA-7004-SM hay gọi cho SSA số 1-800-772-1213.

Cũng theo hướng dẫn của USCIS, những người đi theo người được bảo lãnh chính như người hôn phối hay con cái của họ chỉ cần nộp bản sao của mẫu I-864 có ký tên chứ không cần bản sao của giấy tờ kèm theo (giấy khai thuế, mẫu W-2 hay 1099, cùi chi phiếu tiền lương, giấy xác nhận việc làm, v.v…). Người được bảo lãnh chính cần phải nộp mẫu I-864 và các giấy tờ kèm theo (giấy khai thuế, mẫu W-2 hay 1099, cùi chi phiếu tiền lương, giấy xác nhận việc làm, v.v…).

Cuối cùng, mẫu I-864 một khi đã nộp cho National Visa Center hay cho Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hoa Kỳ có hiệu lực vô hạn định (không giới hạn thời gian hay không bao giờ hết hiệu lực). Nếu thời gian từ lúc bạn nộp mẫu I-864 cho đến lúc người được bảo lãnh được cấp visa quá 12 tháng, nhân viên lãnh sự sẽ không được bắt buộc bạn nộp lại mẫu I-864 khác. Họ chỉ có thể yêu cầu bạn nộp bổ sung những giấy tờ kèm theo mới nhất như giấy khai thuế, giấy xác nhận việc làm, giấy chứng nhận tài khoản ngân hàng mới nhất. Ngoài ra, nếu người được bảo lãnh đi phỏng vấn sau ngày 15 tháng 4 của mỗi năm, bạn phải nộp bổ sung giấy khai thuế mới nhất của năm vừa qua nếu trước đó bạn đã nộp giấy khai thuế của năm trước đó. Bạn không cần phải nộp lại mẫu I-864.


http://vietditru.com/bb/viewtopic.php?f=6&t=2808