WHAT'S NEW?
Loading...
Venise là địa điểm cuối cùng trong hành trình Châu Âu. Đẹp, thơ mộng và là nơi lý tưởng cho những đôi tình nhân. Mọi người bảo Venise chỉ đi trong một ngày là hết. Ừ, có thể thế thật nhưng mệt lắm. Ít nhất phải là hai ngày. Nhất định khi nào cả hai vợ chồng có thời gian sẽ trở lại đây. Gần 2 tuần cho hành trình: Bỉ - Pháp - Hà Lan – Pháp – Ý – Pháp. Liệt kê ra thật là kỳ cục sao lại trở về Pháp liên tục như vậy. Thực ra Pháp làm trung tâm trong chuyến đi vì tớ buộc phải quay về để giải quyết công việc ở đây, tiện thể nghỉ ngơi ở “nhà” cho nó thoải mái. Bài viết “Du lịch bụi Châu Âu” chỉ dành cho những bạn nào có sở thích đi du lịch Châu Âu “giá rẻ” và “trải nghiệm”. Bạn nào không liều thì tớ khuyên không nên đi.

Không chọn tour du lịch

Mọi người bên này thường bảo tớ: “Em đi hơi bị … năng suất. Bọn anh ở đây mấy năm trời cũng chỉ đi hơn em một tí”. Đúng là như vậy. Thú thực vì thời gian ở Pháp tớ không có nhiều. Hai tháng cắm đầu học không có một buổi nào trống để đi chơi. Cuối tuần thì cũng mệt phờ rồi. Do đó, chuyến du lịch của tớ được lên lịch trình sau khóa học.

Tớ không chọn tour du lịch do bọn Pháp tổ chức vì hai lý do: thời gian không cho phép và tiền học bổng không có nhiều. Một tour du lịch do Pháp tổ chức khá tốn kém. Tớ cũng đã search mạng bét nhè rồi đấy chứ. Biết là tour sẽ ổn hơn mình tự đi nhưng không có cảm giác tự do.

“Nghiên cứu” thị trường phương tiện và nhà nghỉ

Việc “nghiên cứu” thị trường giá phương tiện đi lại và nhà nghỉ đã được tớ tiến hành một tuần sau khi đặt chân tới Pháp. Tớ có hai tháng để chuẩn bị. Các hãng vận chuyển (máy bay, tàu TGV, Eurolines) thường có khuyến mại khá hấp dẫn cho những ai đặt vé sớm. Có khi giảm tới 50%.

Nhà nghỉ cũng nên đặt sớm vì trong mùa cao điểm (tháng 7 và tháng 8), lượng khách du lịch châu âu rất lớn. Các mùa khác lượng khách ít, giá rẻ hơn hơn tuy nhiên thời tiết có thể lạnh và không có cơ hội “nhòm ngó” các lễ hội hay hoạt động hè. Mọi người nên tránh đặt phòng vào các ngày cuối tuần (week-end) vì giá thường gấp đôi. Tớ rút kinh nghiệm từ chuyến đi Hà Lan vừa rồi. Thử so sánh, hai đêm tớ ở Amsterdam là week-end, phòng đặt khó khủng khiếp. Giá lên tới 30 euros/đêm. Trong khi đó, tớ đi Venise vào ba ngày trong tuần, giá chỉ có 13 euros/đêm. Khách du lịch cũng ít hơn, thoải mái hơn.

Tại các nước Châu Âu thường có nhiều loại phòng được offer cho khách du lịch: khách sạn, nhà nghỉ và camping. Với budget có hạn thì auberge de jeunesse (hay còn gọi là hostel tại Hà Lan) và camping là lựa chọn hợp lý.

Tại Amsterdam - Hà Lan:

Nhà nghỉ: Auberge de jeunesse có rất nhiều. Tuy nhiên phải chuẩn bị trước tinh thần nhà nghỉ tại đây không giống như trên ảnh mọi người đã search. Đây không phải là ý kiến của riêng tớ mà của rất nhiều bạn đã đi rồi. Để tránh tình trạng trên, mọi người nên đọc các comment của những người đã từng nghỉ tại đó. Chuyến đi Hà Lan của tớ thành thảm hại như vậy vì không thể chuyển ngày và tìm được khách sạn hợp lí trong hai ngày week-end.

Phương tiện: Nếu mọi người tới Amsterdam bằng Eurolines, có một thú vui đó là được ngắm cảnh đẹp ở các thành phố đi qua. Khi đi Eurolines, tớ được "dạo" trong trung tâm của Bruxelles (Bỉ), Rotterdam (Hà Lan) etc. Tớ không biết TGV thế nào nhưng nếu dùng Eurolines, trạm đỗ của Eurolines tại Amsterdam không phải ở trung tâm thành phố mà là ở Amstel Station. Gare tàu điện ngầm vào Central Station ngay sát bên tay trái sân đỗ của Eurolines. Nên chuẩn bị trước một chút tiền xu để mua vé ở máy tự động. Không nên dùng metro để vào Central Station vì mất nhiều thời gian, nên chọn tàu hỏa (màu vàng). Tuy nhiên theo tớ, nếu mọi người từ Bruges (Bỉ) sang thẳng Hà Lan thì nên đặt vé TGV. Giá rất mềm, chỉ có 19 euros. Không sợ bị trễ Eurolines.

Tại Venise – Italia:

Nhà nghỉ: khách sạn tại Ý giá khá cao, từ 60 euros trở lên. Mọi người nên chọn hình thức camping. Giá rất mềm. Chẳng hạn căn phòng tớ đã thuê ở Venise, giá chỉ có 13 euros, phòng ngủ riêng biệt. Nhà tắm, toilette chung và rất sạch sẽ. Có siêu thị, có nhà ăn ngay trong khu camping. Chỉ có một vấn đề nhỏ là đi vào thành phố hơi mất thời gian. Camping tớ thuê cách Venise gần 45 phút đi bus. Tuy nhiên theo tớ thì không vấn đề gì cả. Mọi người vẫn có thể chơi ở trung tâm đến đêm vì chuyến bus cuối cùng về các camping là 0h45 phút.

Phương tiện: Từ Paris tới Italia, tớ khuyên mọi người nên đặt máy bay giá rẻ (Ryanair). Giá khứ hồi tính tổng gần 50 euros. Từ Paris tới Italia, nếu dùng TGV mất cả một đêm. Tốn thời gian. Trong khi đó, dùng Ryanair, chỉ mất hơn 1 tiếng bay. Như vậy tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí không đáng kể. Tuy nhiên, từ Paris tới sân bay Beauvais (sân đỗ của Ryanair), mọi người phải mua vé bus một chiều đi là 13 euros. Cách đi tới sân bay như sau: từ trung tâm Paris, bắt metro: Ligne 1, direction: La défense, station: Porte de Maillot. Ra khỏi tàu điện ngầm, đối diện là trạm bán vé ra sân bay Beauvais. Thời gian từ Paris tới Beauvais mất hơn 1 tiếng. Do đó, mọi người nên đến sớm hơn một chút. Ryanair bắt check-in trước gần 2 tiếng.

Tới Venise, sân bay Treviso. Sân bay này cũng xa thành phố hơn 1 tiếng bus. Khi ra khỏi sân bay, ngay bên tay trái là chỗ bán vé bus vào Venise. Nên mua vé khứ hồi, rẻ hơn được 2 euros. Vé khứ hồi là 10 euros. Mọi người nhớ bắt chuyến vào Piazza Roma. Đây là trạm xe bus, tàu hỏa trung tâm của Venise. Từ đây, mọi người tự tìm đường về khách sạn.

Tớ vừa mới ở Venise về đêm qua. Mệt chết người vì tội tớ đã tiếp tục … lên nhầm xe bus. Vì tại bến xe, tớ thấy rất nhiều xe tới TREVISO. Tớ cứ cắm đầu, thấy Treviso là nhảy tót lên. Nhưng mọi người chú ý, các xe này không tới thẳng sân bay. Vé bus mua khứ hồi là xe bus màu xanh blue, ACTV, hướng Canova Airport. Cũng may cho tớ là quyết định đến sân bay sớm, lên nhầm xe bus tới trung tâm thành phố TREVISO. Tuy nhiên, mọi người đừng quá lo lắng. Tới đây, bắt bus green ngay bên đường, ligne 6 tới Aeroport, 2 euros, mua vé trực tiếp trên xe được. Hichic, nói là đơn giản nhưng tớ đã phải vật lộn một hồi với vốn tiếng Ý ít ỏi của tớ để tìm ra cái ligne 6 này. Bên Ý, mọi người nói tiếng Anh thậm tệ lắm, nhất là không ở trung tâm du lịch.

Chú ý là các hệ thống bus ở Venise rất khác nhau thế nên vé sử dụng cũng khác nhau. Phải mua các loại vé để sử dụng bus. Có bus vàng (trong Venise – mua vé tại guichet), xanh blue (đến sân bay – mua vé tại guichet), xanh green (Treviso – có thể mua vé trên bus).

Tại Bruges – Bỉ:

Nhà nghỉ: Cũng như Venise và Amsterdam, Bruges có 3 loại hình khách sạn trên. Thế nhưng tớ chỉ đi Bruges có một ngày, sáng đi, tối về. Bruges cách Lille, nơi tớ ở chỉ có hơn một tiếng. Bruges cũng nhỏ, tớ đi thăm chỉ mất nửa ngày là hết. Tớ không chắc lắm về chất lượng phòng nghỉ ở Bruges. Thế nhưng giá cũng khá mềm với auberge de jeunesse, từ 19 euros cho đến 25 euros/đêm. Bruges rất đẹp và thơ mộng, được mệnh danh là Venise của phương Bắc. Tớ đã không chọn Bruxelles thì mọi người nói không có gì cả mặc dù Bruxelles chỉ cách Lille có 30 phút.

Phương tiện: Tới Bruges, tớ đi TGV. Sân gare ngay đối diện với trung tâm của Bruges. Ra khỏi sân gare, đi qua con đường trước mặt là vào Bruges. Nên search trên mạng các hành trình thăm quan tại Bruges để đỡ tốn thời gian. Địa chỉ tham khảo: Có thể mua thêm bản đồ tại Bruges.

Phương tiện đi lại, theo tớ mọi người nên linh động. Theo tớ mọi người nên đi các nước sau: Bỉ - Hà Lan – Pháp - Ý. Tớ không áp dụng case này vì lí do đã nêu: phải giải quyết công việc tại Pháp. Chi phí đi lại cho lịch trình của tớ bị đắt hơn một chút và tốn thời gian. Thế nhưng cái này còn tùy thuộc vào visa của mọi người là do nước nào cấp. Mọi người sẽ bay tới nước nào đầu tiên. Mọi người có thể tự đảo vị trí lật ngược lại. Các thành phố của các nước tớ tới không lớn mấy, thế nên không phải lo tới chuyện di chuyển bằng phương tiện gì trong trung tâm. Tớ toàn đi bộ thôi.

Những thứ cần chuẩn bị khi đi du lịch bụi

Visa Card: cái này vô cùng quan trọng. Vì nó mà tớ nhiều lần lao đao. Thứ nhất: tớ không đặt được vé phương tiện trên mạng. Thứ hai: tớ không đặt được phòng trước ở các nước. Thứ ba: tớ rất bất tiện trong việc thanh toán. Nếu không có nhóc thì tớ không biết xoay sở như thế nào với các vụ đặt phòng và vé máy bay. Giá đặt phòng trước chỉ có từ 2 đến 7 euros mà tớ không đặt được. Đến sân bay Beauvais, nó bắt đóng phí sân bay 5 euros, không có thẻ không thanh toán được. Nó không chấp nhận tớ đóng tiền mặt. Loay hoay gọi nhóc không được, cuối cùng may mắn, tớ nhờ được một vị khách nước ngoài ở sân bay đóng hộ và đưa cho ông 5 euros. Thật điên rồ.

Một vụ nữa liên quan đến visa card. Tớ không có visa card, việc chuyển tiền học bổng và rembourser các khoản khác khó khăn vô cùng. Egide phải chuyển cho tớ bằng lettre chèque postale. Có nghĩa là gửi tiền cho tớ qua bưu điện. Tớ không có địa chỉ chính thức tại nơi thuê phòng ở Lille (em Minh tốt bụng đã cho tớ thuê lại phòng ký túc xá của em trong 2 tháng), đành phải gửi đến nhà anh Tuấn (Lille). Sau đó, tớ phải lóc có ra bưu điện lấy tiền. Còn vụ rembourser, hôm qua về Paris phải lên tận Egide để lấy tiền. Chán mớ đời. Cái visa card này sẽ không thể thiếu được trong những chuyến đi du lịch nước ngoài của tớ lần sau. Xin thề, về nhà sẽ phải làm một cái.

Một quyển guide: mỗi thành phố nên sắm trước một quyển guide. Tớ không chuẩn bị sẵn thế nên sang Pháp mua khá đắt. Quyển guide sẽ giúp mọi người vừa đi, vừa hiểu thông tin về những nơi mình đi. Tớ đã mất hai lần tới FNAC ở Lille để chọn lựa quyển guide nào cho phù hợp với túi tiền và phù hợp với chuyến đi. Với những bạn biết tiếng Pháp thì tớ nghĩ quyển: Evasion là phù hợp nhất. Quyển guide này gồm có cả bản đồ, thế nhưng nó có sự khác biệt lớn là rất nhỏ gọn và có các hành trình vạch sẵn, phù hợp với thời gian du lịch tại các thành phố đó.

Hành lí gọn gàng: Bỉ, Hà Lan và Ý, hành lí của tớ chỉ có một cái balo và một cái túi con con để máy quay và máy ảnh. Có lẽ vì tớ chỉ đi có 3 ngày và trở lại Pháp nên nó gọn nhẹ như thế. Tuy nhiên mọi người cũng nên chuẩn bị mọi thứ rất gọn. Lí do: sau khi check out phòng, mọi người có thể “vác” hành lí đi du lịch tiếp trước khi di chuyển đến thành phố tiếp theo.

Ngoại ngữ: Cái này thì thật sự là không thể thiếu được. Mọi người cố gắng trang bị ít nhất là tiếng Anh bập bẹ. Thực tế khi đi du lịch bụi nước ngoài, nếu không biết ngoại ngữ sẽ gặp rất nhiều rắc rối vì có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra. Bạn hỏi ai bây giờ? Không ai khác là người dân bản địa. Mà họ thì chỉ có thể giao tiếp bằng tiếng của họ và một chút tiếng Anh.

Tổng số xiền tớ đi 3 nước là: gần 300 euros. Tớ chỉ tính tiền phương tiện đi lại và nhà nghỉ thôi đấy nhé. Của tớ do đi đi, về về Pháp nên đắt hơn tí. Tớ chỉ có chút kinh nghiệm như thế. Mọi người tham khảo cho các chuyến đi nhé. Hì, nhất là Dương sẽ đi trong tháng 9 này. Chúc đi vui.

Kinh nghiệm du lịch bụi Châu Âu


http://adioso.com/

http://www.tigerairways.com/sg/en/contact_us.php?r=SGEN


http://www.airasia.com/my/en/contactus.page
Vietnam
Hanoi No. 30, Le Thai To Str., Hoan Kiem Dist., Hanoi
Ho Chi Minh City Van Phong Ban Ve Tp Hcmc
254 De Tham, P.Pham Ngu Lao, District 1,
Ho Chi Minh City, Vietnam

http://www.eurolines-pass.com/planyourroute.html

http://vn.360plus.yahoo.com/tournesol1383/article?mid=19&fid=-1

http://www.venere.com/?kwp=100-264&ref=9115&gclid=CPT25YuEoKYCFa1d7AodkHJgng


http://duyblog.wordpress.com/2009/03/20/du-lich-amsterdam-2006-part-1/

http://www.chudu24.com/tin-du-lich/kinh-nghiem/chau-au/du-lich-chau-au-re-va-mien-phi.html
http://www.onetravel.com/travel/specials/easyjet-U2.asp?FPaffiliate=Google&FPSub=GO-02-EJnewsd&kw=EasyJet%20Flight%20Booking&kw1=%3Cfont%20face%20=%22Comic%20Sans%20MS%22%20size=4%3EPromo%20Code:%3C/font%3E%3Cfont%20color=yellow%20size=4%3E%20EJET15%3C/font%3E%3Cbr%3E%3Cfont%20size=1%20color=white%3ESave%20Extra%20$15%20Using%20Promo%20Code&ndp=1&image=u2&gclid=CLPz14mRoKYCFaJl7Aod7SL0pA
http://www.bookryanair.com/skysales/FRSelect.aspx

http://www.edreams.net/
http://www.bookingbargains.com/flights-from-atlanta-to-dallas.html
Thủ tục xin Visa điChâu Âu

Khi sang Châu Âu bạn cần những thủ tục sau trước chuyến đi

1. Hộ chiếu phổ thông : (khách đã có sẵn & còn hạn 06tháng gần thời điểm đi du lịch &còn trang trống để dán thị thực)



2. Ảnh 3, 5 x 4, 5 cm (03 ảnh)(mới nhất chụp trên nềnphông trắng)

3. Chứng minh nhân thân:

·Sổ hộ khẩu (Dịch Tiếng Anh hoặc Pháp)

·Chứng minh thư nhân dân (foto )

·Giấy đăng ký kết hôn ( Dịch Tiếng Anh hoặc Pháp ) hoặc giấy xác nhận là vợchồng có chứng thực của chính quyền địa phương(trong trường hợp mất giấy đăngký kết hôn và trong hộ khẩu gia đình có chứng thực vợ chồng) (Nếu đã có giađình)(Bản sao)

4. Chứng minh tài chính:

·Sổ tiết kiệm tối thiểu US$ 5000 - 10.000/ sổ ( có thể gủi tiền VNĐ) hoặc càngnhiều càng tốt

·01 thẻ tín dụng quốc tế như: Visa Card, Master Card cùng xác nhận số dư tàikhoản ( Nếu vợ chồng thì có thể chung một tài khoản, nhưng yêu cầu Ngân Hànglàm cho 02 thẻ, 1 thẻ chính & 01 thẻ phụ mang tên của chồng(vợ), và xácnhận hạn định mức sử dụng thẻ phải gấp đôi lên).

Đểlàm thẻ Visa Card hoặc Master Card thuận lợi, Quý khách liên hệ làm thẻ tạingân hàng ANZ với thủ tục sau:

·Mang CMTND hoặc hộ chiếu gốc.

·Nộp tiền mặt tối thiểu 30.000.000 VND đồng vào tài khoản

·Lệ phí làm thẻ: 150 000 VND/thẻ

·Lệ phí làm giấy xác nhận hạn định mức sử dụng: 80.000 VND/ giấy xác nhận

·Thời gian tối đa trả thẻ: 03 ngày làm việc

·Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn dịch vụ tài chính cá nhâncủa NH ANZ
Số điện thoại: 8258190(số lẻ: 2609, 2309). Địa chỉ NH ANZ: 14 Lê Thái Tổ, HàNội.


5. Giấy tờ sởhữu nhà đất (bản sao)

6. Các tài sản lợi tức khác như: Hợp đồng thuê nhà, xe ô tô.........(nếu có)

7. Khai thông tin cá nhân (Form do Lacviet Travel cung cấp)

Chứng minh nghề nghiệp:

Trường hợp Hưu trí:
Ngoài những mục1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, cần có quyết định hưu trí ( bản foto) hoặc sổ hưu trí,sổ trợ cấp, hoặc thẻ hưu trí..

Trường hợp ở nhà:

Ngoàinhững mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, cần có một bản xác nhận nghề nghiệp là đang ởnhà, và chưa bị vi phạm pháp luật bao giờ.( Xác nhận của UBND phường).

Trường hợp CBNN:
Ngoài những mục1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, cần có:

·Quyết định cho phép nghỉ đi du lịch ( Nội dung: Cần nói rõ mục đích chuyến đidu lịch Châu Âu 15 ngày trong thời gian tháng 8, tháng 9 /2008. Mọi chi phí chochuyến đi sẽ do cá nhân chi trả hay do ai chi trả cần nói rõ???)

·Hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm, tiếp nhận chức vụ (bản sao).

·Giấy xác nhận mức lương 3 tháng gần nhất.


Trường hợp làdoanh nghiệp (TNHH):

·Hồ sơ công ty:

·Giấy phép đăng ký kinh doanh(bản sao công chứng)

·Biên lai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp các quý 2 năm 2008 & 03 tháng gầnthời điểm đi du lịch (foto)

·Giấy xác nhận số dư tài khoản của Công ty.

·Quyết định cho phép nghỉ đi du lịch có xác nhận của Giám đốc hoặc các hội đồngthành viên trong công ty. (Nội dung: Cần nói rõ mục đích chuyến đi du lịch ChâuÂu khoảng 15 ngày trong thời gian cuối tháng 8 đến đầu tháng 09/2008. Mọi chiphí cho chuyến đi sẽ do cá nhân chi trả hay do ai chi trả cần nói rõ???)

·Hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm, tiếp nhận chức vụ của Giám đốc hoăchội đồng thành viên(dịch công chứng sang tiếng Anh hoặc Pháp)

Trường hợp là học sinh, sinh viên và trẻ nhỏ:

·Nếu Quý vị là học sinh, sinh viên thì phải có bản gốc của giấy chứng nhận sinhviên (Thẻ sinh viên), học sinh, v à các chứng nhận về kết quả học tập năm 2008,và gần thời điểm đi du lịch.

·Giấy khai sinh (bản foto)

·Giấy xác nhận về học sinh, sinh viên hoặc giấy cho phép nghỉ đi du lịch cùnggia đình ( có xác nhận của nhà trường cần nói rõ: Họ tên đầy đủ, hiện đang làhọc sinh, sinh viên cua lớp nào, khoá mấy……).

·Nếu đi cùng bố (hoặc mẹ) thì cần phải bổ sung thêm giấy đồng ý cho phép đi dulịch cùng bố ( hoặc mẹ) có xác nhận của nơi bố ( hoặc mẹ) đang công tác.

·Nếu trường hợp còn trẻ đi cùng với bố (mẹ) sẽ phải làm thủ tục đặt cọc ký quỹtrước khi lên đường: 10.000 USD/người – 15.000USD/người(tuỳ theo từng trườnghợp cụ thể).

·Tất cả đều phải có thư mời của cty hoặc người mời bên Pháp.

Đốivới những người xin thị thực nhập cảnh du lịch dưới 18 tuổi mà không đi chungvới cha hoặc mẹ thì phải có thư cho phép của cha me được đi du lịch cùng vớingười khác. Đối với trẻ em chịu sự giám hộ thì phải có giấy tờ chứng minh việcgiám hộ hoặc trông nom.

http://www.vietmoon-travel.com/newsdetail/274-.html
http://rongbay.com/Ha-Noi/Thu-tuc-xin-visa-khoi-Schengen-chau-Au-c83-raovat-13235249.html

http://vietprice.vn/Products/6582-tour-duc-ha-lan-bi-phap.aspx#priceList-tab


http://www.schengenvisa.cc/apply.html

http://www.aufenthaltstitel.de/stichwort/schengen.html

http://www.schengenvisa.cc/?NS_cid=1

http://www.phuot.com/threads/528-Th%C3%B4ng-tin-Visa-ch%C3%A2u-%C3%82u


INTERNATIONAL VISA SERVICE
316 Hammond Dr NE, Atlanta, GA 30328
(404) 843-0005
http://www.visalady.com/contact-us.html
Nhìn từ máy bay, đảo quốc Maldives với những hòn đảo nhỏ xíu được hình thành từ những dải san hô tựa như những chuỗi ngọc, ẩn hiện dưới làn nước màu xanh côban trong khu vực biển ấm của Ấn Độ Dương.

Các quần đảo của Maldives còn được biết đến như một nơi nghỉ trăng mật lý tưởng cho các đôi uyên ương đình đám của Hollywood. Trong nhiều năm liên tiếp, Maldives luôn được xếp hạng là một trong những điểm du lịch đắt đỏ nhất thế giới. Phải mất khá nhiều thời gian tìm hiểu trên mạng và trao đổi email, cuối cùng tôi chọn được một hành trình hợp lý tới Maldives phù hợp với túi tiền của người ưa thích đi du lịch "bụi".

Tháng 6 đến tháng 9 hằng năm được coi là mùa du lịch thấp điểm ở Maldives, khi đó các hãng hàng không có chuyến bay tới Male, thủ đô của Maldives, thường tung ra các chương trình khuyến mãi.

Từ Hà Nội muốn tới Maldives có thể bay các hãng của Thái Lan, Singapore, Sri Lanka, Malaysia... Tôi chọn Bangkok Airway vì hành trình bay không phải quá cảnh nhiều như các hãng khác trong khi giá vé có phần rẻ hơn: vé khứ hồi Bangkok - Male giá 264 USD. Chặng Hà Nội - Bangkok tôi chọn hãng máy bay giá rẻ AirAsia để tiết kiệm chi phí tối đa.

Kế đó là tìm nơi nghỉ ở Maldives. Bạn đừng cất công tìm kiếm trên mạng khách sạn giá rẻ ở đảo quốc này. Maldives không khuyến khích du lịch giá rẻ, không chào đón du khách balô. Du lịch là nguồn thu chính của đất nước bé nhỏ này, trong khi Chính phủ Maldives đánh thuế rất cao các dịch vụ liên quan đến du lịch.

Vào mùa thấp điểm, các resort trên đảo mỗi nơi có một chương trình khuyến mãi riêng. Khách ở dài ngày, giá phòng những ngày sau càng giảm. Tuy nhiên, mức giá của các resort trung bình thường không dưới 300 USD/đêm, còn những khu cỡ 5 sao có giá trên 1.000 USD/đêm. Chưa kể chi phí di chuyển từ Male tới các đảo có resort dễ làm bạn giật mình.

Phần lớn các đảo ở xa đều có dịch vụ vận chuyển trọn gói bằng tàu cao tốc, bằng thuyền bay sang trọng và phổ biến nhất là bằng thủy phi cơ. Chỉ tính chi phí đi bằng thủy phi cơ từ Male tới đảo có resort đã cao hơn cả chi phí bay từ VN sang đây!

Đã vài dịp đi du lịch "bụi" ở nước ngoài nên tôi cũng rút được ít kinh nghiệm. Chẳng hạn nên tìm đến những dịch vụ của dân địa phương vì giá thường hợp lý và đó còn là dịp rất tốt để hòa nhập và tìm hiểu văn hóa bản địa.

Ở Male, tôi tìm được resort Thulhagiri, một khu nghỉ dưỡng khá cao cấp không quá xa thủ đô, và sẽ tự tìm phương tiện ra đảo. Chúng tôi thuê một chiếc tàu nhỏ của người địa phương, giá chỉ bằng một nửa giá tàu cao tốc của resort.

Đi bằng phương tiện này, chúng tôi thư thái thả câu và chuyện trò vui vẻ với chủ tàu. Câu chuyện đến hồi cao trào, những người bạn mới thân thiện còn đưa chúng tôi đi một vòng thăm thú các hòn đảo nhỏ trước khi cập bến.

Ở các resort trên đảo, bạn có thể chọn dịch vụ trọn gói (all exclusive) bao gồm phòng nghỉ, đi lại, ăn ba bữa và một số dịch vụ miễn phí trên đảo; hoặc phòng nghỉ và ăn ba bữa (full board) hay cách thứ ba là phòng nghỉ và ăn sáng (half board). Tôi lựa chọn full board bởi đó là cách hợp lý nhất và tiết kiệm nhất.

Vậy là với 185 USD/ngày đêm, chúng tôi có một phòng tiện nghi sang trọng sát mép biển, được hưởng dịch vụ 5 sao. Tốn tất cả 2.000 USD cho hai người, chúng tôi có bốn ngày sống ở chốn thiên đường nơi hạ giới, được đối đãi như những thượng khách. Tôi nào dám mơ tưởng tới một chuyến du lịch "bụi" sang trọng và lãng mạn đến thế!

Maldives có 1.192 đảo san hô với khoảng 200 đảo có người sinh sống. Đây là đất nước phẳng nhất thế giới, có độ cao trung bình 2,3m so với mực nước biển, khí hậu ôn hòa và biển ấm quanh năm.

Đến Maldives không phải xin visa nhập cảnh trước, visa được cấp tại sân bay Male, tuy nhiên phải xuất trình phiếu đặt phòng nghỉ, vé máy bay khứ hồi và thẻ tín dụng. Mùa du lịch thấp điểm bắt đầu từ tháng 6 nhưng nên đặt vé máy bay và phòng nghỉ trước 1-2 tháng. Từ tháng 1-2011, Hãng AirAsia khai trương đường bay tới Male.

"Đặc sản" du lịch Maldives là lặn biển. Du khách nên mang theo những thiết bị lặn biển vì các resort cung cấp thiết bị với giá khá cao. Đây là đất nước theo đạo Hồi, các chất gây nghiện, chất kích thích bị cấm hoàn toàn.

http://www.dulichhoanmy.com/diem-den-the-gioi/7162-du-lich-bui-o-maldives.html

Thăm quốc đảo thiên đường Maldives
Maldives, quốc đảo xinh đẹp nằm ở Ấn Độ Dương, được mệnh danh là thiên đường du lịch của Trái đất với 26 đảo san hô vòng bao quanh một lãnh thổ gồm 1.190 đảo nhỏ, trong đó khoảng 200 đảo có người dân sinh sống.


http://www.vietravel-vn.com/vn/tin-tuc/34-5798-tham-quoc-dao-thien-duong-maldives.aspx

http://www.booking.com/hotel/mv/whiteshell-beach-inn.vi.html?label=gog235jc;sid=3c85a75e73c120e96e92c4a683e9b856;checkin=2011-11-19;checkout=2011-11-25

http://www.booking.com/hotel/mv/the-boutique-inn-villa-shabnamee.html?label=gog235jc&sid=3c85a75e73c120e96e92c4a683e9b856&checkin=2011-11-19&checkout=2011-11-25&lang=en-us&selected_currency=hotel_currency

http://www.camnangdulich.com/news/kinh-nghiem-du-lich/du-lich-chau-au/28934-4-cach-giu-tien-an-toan-khi-du-lich.html

http://tourchauau.com/contact.aspx

http://www.dulichtet.com/dulich_nuocngoai_chitiet.php?tourID=932

http://www.google.com/finance?q=EURUSD