khám đau bao tử bằng phương pháp Thử hơi thở
Từ trước đến giờ, người ta vẫn tưởng đời sống với nhiều ưu phiền, lo lắng, sợ sệt, giận tức (stress), sẽ dễ mang lại cho chúng ta những vết loét lở trên bao tử. Nhưng gần đây hơn, khi so sánh xác xuất bệnh nhân loét lở bao tử với nghề nghiệp của họ, người ta ngạc nhiên không ít khi không thấy một nghề nghiệp nào rõ rệt có thể gây ra loét lở bao tử một cách thường xuyên và chắc chắn. Người ta cũng nhận thấy, công ăn việc làm của chúng ta dù có trắc trở và khó khăn, phiền phức thế nào hoặc cách thức ăn uống, dù có “ẩu tả” đến đâu cũng không phải là một trong những điều kiện quan trọng đưa đến loét lở bao tử và ruột non.
Với sự khám phá về mối liên quan của vi trùng Helicobacter pylori với những bệnh loét lở bao tử, người ta đã có thể giải thích những trường hợp khó hiểu kể trên.
Helicobacter pylori là gì?
Vi trùng xoắn Helicobacter pylori đã được tìm thấy trong bao tử nhiều năm về trước, nhưng mãi sau này, người ta mới nhận ra đây là nguyên nhân chính đưa đến loét bao tử và ruột non.
Người ta ước đoán nguyên nhân chính của hơn 90% bệnh nhân loét lở ruột non (duodenal ul- cer) và 80% bệnh nhân loét lở bao tử (gastric ulcer) là do vi trùng Helicobacter pylori gây ra.
Vi trùng này có thân hình dài và xoắn tròn với những cái “đuôi” để di chuyển. Chúng có khả năng hóa giải chất acid, nên tiếp tục tăng trưởng một cách tương đối nhanh chóng trong một môi trường với cường độ acid rất cao (như trong bao tử). Khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta, vi trùng Helicobacter pylori tấn công các tế bào bao tử và ruột non, gây tổn thương bằng một số phương thức khác nhau, nhưng quan trọng nhất là tác hại của các chất men bài tiết từ các loại vi trùng này. Lớp nhầy bảo vệ bao tử cũng bị tàn phá, nên chất acid trong bao tử có dịp tấn công và tàn phá tế bào bao tử một cách trực tiếp. Đây cũng là lý do, tại sao người bị nhiễm trùng Helicobacter pylori sẽ dễ bị loét lở bao tử hơn nếu họ đang uống thuốc đau nhức như Ibuprofen, Indocin, Aspirin v.v.
Một trong những đặc điểm chính của vi trùng Helicobacter pylori là khả năng hóa giải chất Urea bằng chất enzyme Urease. Sự hiện diện của chất enzyme đặc biệt này trong cơ thể là một trong những dấu hiệu cho biết bệnh nhân đang bị nhiễm trùng bởi vi trùng này.
Bệnh lây như thế nào?
Bệnh lây từ người này sang người khác bằng thức ăn và nước uống nhiễm trùng, nhất là ở những nơi đông dân cư. Đa số các bệnh nhân bị nhiễm trùng tong những năm thơ ấu, thông thường trước khi lên 5 hoặc lên 6. Vì một lý do chưa được rõ, người lớn ít bị lây hơn, ngay cả trong những liên quan mật thiết của đời sống vợ chồng. Một khi chữa lành bệnh, bệnh hiếm khi tái phát trở lại.
Một khi xâm nhập vào cơ thể, vi trùng Helicobacter pylori sẽ gây ra viêm bao tử mãn tính (chronic gastritis) nhưng chỉ một thiểu số bệnh nhân rất nhỏ mới có một vài triệu chứng điển hình của đau bao tử. Đa số những bệnh nhân khác vẫn tiếp tục sống một đời sống bình thường và khỏe mạnh, mặc dầu bao tử vẫn bị viêm.
Mặt khác, trong một số bệnh nhân kém may mắn, vi trùng có thể đưa đến viêm bao tử kinh niên, rồi từ đó gây ra loét lở (ulcer) và ung thư (cancer). Người ta ước đoán, gần 1% những bệnh nhân nhiễm trùng Helicobacter pylori từ năm này qua tháng nọ, sẽ bị ung thư bao tử, thông thường là do vài tiểu loại đặc biệt với những DNA đổi dạng (mutation).
Ngày nay, Helicobacter pylori đã trở thành vi trùng đầu tiên được công nhận một cách chính thức là có thể gây ra bệnh ung thư bao tử, nhất là ở các bệnh nhân mang đặc tính di truyền Interleukin-1B và IL-1 receptor antagonist. Nói một cách khác, bệnh nhân với 2 đặc tính di truyền kể trên sẽ dễ bị ung thư bao tử hơn. Hy vọng trong một tương lai gần đây, người ta có thể nhờ vào khám phá kể trên, truy tầm ra những bệnh nhân có khuynh hướng dễ bị ung thư bao tử bằng một vài cuộc thử máu dễ dàng.
Cách định bệnh và chữa trị
Không phải ai đau bụng cũng bị loét lở bao tử. Và không phải ai loét lở bao tử cũng bị nhiễm vi trùng Helicobacter pylori (xin đọc bài “Bệnh Đau Bao Tử”). Tuy nhiên, người bị loét lở bao tử, nên biết mình có bị nhiễm Helicobacter pylori hay không.
Nhiều phương thức khác nhau để định bệnh:
1) Thử máu: Đây là một phuơng pháp dễ dàng nhất và cũng rẻ tiền nhất. Trong phương pháp này, người ta tìm kiếm chất đề kháng Helicobacter pylori IgG trong máu của bệnh nhân Chất đề kháng này sẽ dương tính, nếu bệnh nhân đã tiếp xúc với vi trùng Helicobacter pylori trong quá khứ. Kết quả của test này sẽ tiếp tục dương tính trong nhiều năm, ngay cả khi vi trùng Helicobacter pylori đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Vì thế, đây không phải là một phương pháp chính xác.
2) Sinh thiết (biopsy) màng bao tử: Trong lúc soi bao tử, một ít tế bào được gắp ra để thử nghiệm trực tiếp dưới kính hiển vi. Hoặc dùng để cấy vào một chất thạch đặc biệt.
Nếu bao tử bị nhiễm trùng, vi trùng sẽ được nhận diện một cách rõ ràng dưới kính hiển vi. Mặt khác, dựa vào khả năng độc nhất vô nhị của vi trùng Helicobacter pylori trong việc biến đổi chất urea bằng chất enzyme urease, người ta cấy một ít tế bào của màng bao tử vào một chất thạch đặc biệt. Với sự hiện diện của chất enzyme này, mầu của chất thạch sẽ bị biến đổi một cách nhanh chóng. (Clo-Test).
Cho đến nay, đây là 2 phương pháp chính xác nhất, nhưng cũng mắc tiền nhất.
3) Thử hơi thở (breath test): Trong phương pháp này, bệnh nhân sẽ uống một ít chất 14C-urea. Chất urea này sẽ bị vi trùng Helicobacter pylori tàn phá, và chất 14C sẽ theo hơi thở đi ra ngoài dưới dạng của thán khí 14CO2. Phương pháp này rất chính xác nhưng tương đối mới, nên chưa được ứng dụng một cách rộng rãi.
4) Thử phân: Đây cũng là một phương pháp mới. Trong phương pháp này, người ta đo chất kháng nguyên trong phân của bệnh nhân, với danh từ y khoa là Helicobacter pylori Stool Antigen (HpSA) test. Đây là phương pháp khá chính xác, nhưng vì quá mới nên chưa được phổ biến.
Cách chữa bệnh Helicobacter pylori:
Vi trùng có thể được chữa trị bằng một ít thuốc trụ sinh trong vòng một đến hai tuần. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi bệnh nhân cũng như tùy theo sở thích của mỗi bác sỹ, bệnh nhân có thể phải uống nhiều loại thuốc khác nhau trong vòng 5 đến 14 ngày.
Các loại thuốc thường dùng như Amoxicillin (hoặc Flagyl), Biaxin và Prevacid (hoặc Prilosec Nexium, Aciphex, Protonix) v.v. 95% bệnh nhân chữa trị bằng những thuốc trụ sinh kể trên sẽ hoàn toàn hết bệnh. Bệnh hiếm khi nào tái phát trở lại.
Tóm lại,
Tuy thức ăn chua cay, cũng như đời sống với nhiều khổ đau có thể gây ra những triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, ợ chua, chậm tiêu, khó chịu v.v, nguyên nhân chính đưa đến loét lở bao tử vẫn là vi trùng Helicobacter pylori. Vì thế, ngày nay, đa số bệnh nhân loét lở bao tử có thể trị tuyệt bệnh một cách tương đối dễ dàng, người bệnh không cần phải kiêng cữ trong vấn đề ăn uống cũng như thay đổi đời sống và công ăn việc để làm “thích ứng” với căn bệnh của mình. Đây là một bước tiến đáng kể trong việc triệu chữa trị bệnh đau bao tử.
có thể uống mật ong trộn với nghệ
BV Đại Học Y Dược, BV Chợ Rẫy
Thời gian trước đây em bị dau bụng dưới (vùng trên rốn ). Em có tới trung tâm y tế khám, BS chỉ sử dụng ống nghe và nói em bị đau bao tử. Sau đó có kê toa thuốc cho em uống khoảng 1 tháng nhưng không thấy đỡ.
Em không tiếp tục uống và sau đó em thấy không đau nữa. Khoảng 1 tháng trở lại đây em thấy nó đau trở lại. Bác sỹ ơi, liệu em có phải bị đau bao tử không? (Vũ Văn Dụng)
- Đau vùng trên rốn có thể do bệnh của nhiều cơ quan nội tạng gây ra như: dạ dày, gan, mật, ruột kết, và đôi khi còn có thể do bệnh tim, phổi hay thoái hóa cột sống lưng ở người có tuổi. Do bạn không nêu chi tiết các biểu hiện của mình nên hơi khó để nhận định cụ thể vấn đề.
Tuy nhiên, đại đa số trường hợp đau ở vùng này là do bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng hoặc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (chúng ta thường quen gọi là “đau bao tử” tuy từ này không chính xác).
Biểu hiện của “đau bao tử” thường gặp là cảm giác cồn cào, nóng rát, như bị châm chích ở vùng trên rốn khi đói hoặc sau khi ăn quá no, đầy bụng chướng hơi sau bữa ăn, có cảm giác mau no, ợ chua … tuy mỗi người có thể có một hoặc vài biểu hiện chứ không nhất thiết phải có tất cả các triệu chứng trên.
Các biểu hiện này thường có tính chất chu kỳ, dễ tái đi tái lại và liên quan nhiều đến những lúc trạng thái tâm lý căng thẳng, ăn uống thất thường hoặc ăn thức ăn có nhiều gia vị. Một yếu tố gây bệnh quan trọng và cần được kiểm tra khi bị chứng “đau bao tử” là tình trạng nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, đặc biệt là ở những trường hợp bị bệnh tái đi tái lại như bạn.
Bạn có thể khám bệnh tại bất cứ cơ sở y tế nào. Cần lưu ý là không nên ăn trong vòng 8 giờ trước khi đi khám bệnh vì bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm như nội soi dạ dày, siêu âm bụng hoặc xét nghiệm hơi thở tìm vi khuẩn Helicobacter pylori … (các xét nghiệm này sẽ không chính xác nếu đã ăn).
Dựa trên hỏi bệnh cụ thể và thăm khám, kết hợp với một số kết quả xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ cho lời khuyên và hướng điều trị phù hợp nhất với bạn.
Tôi 24 tuổi, thời gian gần đây thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng trào thức ăn lên miệng (không nhiều lắm) sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
Đồng thời những triệu chứng kèm theo là ợ chua, ăn cảm thấy nhanh no. Khi đi tàu xe tôi nôn ra thức ăn có màu nâu đen. Chị gái tôi đã từng bị ung thư bao tử và cũng từng nôn ra những dịch vị màu nâu. Với tôi đây có phải là giai đoạn đầu của ung thư bao tử không? Tôi có thể đi khám ở đâu để có kết quả chính xác? (Huyên Pham)
Trả lời của phòng mạch online:
Biểu hiện mà bạn mô tả rất điển hình của bệnh lý dạ dày – tá tràng. Dấu hiệu ăn chậm tiêu và ói ra dịch nâu đen (có thể là máu chảy trong dạ dày nếu bạn không dùng đồ ăn thức uống hoặc các loại thuốc men nào có màu tương tự trước đó) là dấu hiệu báo động cần phải được thăm khám khẩn trương và có chỉ định nội soi dạ dày để xác định chẩn đoán.
Theo các nghiên cứu ở Việt Nam thì tần suất bệnh ung thư dạ dày ở nữ là 7,3/100.000 người. Đa số các trường hợp ung thư dạ dày xảy ra ở người trên 40 tuổi, chỉ có 10% xuất hiện ở tuổi dưới 40 (tức là xác suất mắc bệnh này rất thấp ở lứa tuổi của bạn). Tuy nhiên những người có biểu hiện dạ dày – tá tràng và anh chị em ruột hoặc cha mẹ bị ung thư dạ dày được xem là đối tượng có yếu tố nguy cơ và nên có thái độ cảnh giác và nghiêm túc trong việc khám và chữa bệnh.
Trong tình huống của bạn, chúng tôi thường gặp nhất là các chẩn đoán: loét dạ dày – tá tràng chảy máu, ung thư dạ dày hoặc chỉ đơn giản là viêm dạ dày nhưng do người bệnh quá lo lắng về tình trạng bệnh nên có khuynh hướng hơi cường điệu hóa các biểu hiện thực sự mắc phải.
Tóm lại, bạn nên khẩn trương đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa. Ở Quận 10 nơi bạn gần các cơ sở y tế uy tín như BV Đại Học Y Dược, BV Chợ Rẫy.
Tác hại của vi khuẩn Helicobacter pylori
Tôi 60 tuổi, cách đây 3 tháng tôi có nội soi dạ dày. Kết quả: Viêm dạ dày - tá tràng và đặc biệt là có vi trùng H.pylori.
Bác sĩ phòng mạch tư cho tôi uống 35 viên Losec; mỗi ngày 1 viên. Tôi đã uống đủ và sáng nay tôi đi bệnh viện nội soi lại nhưng kết quả vẫn là viêm trợt dạ dày, tá tràng và làm Clo-test tìm H.pylori : Dương tính. Nói chung bệnh vẫn chưa có gì cải thiện. Hiện tôi đang uống thuốc theo chỉ định của Bác sĩ Bệnh viện : Helinzole 20mg, Clathrimax 250mg và Amoxillin 500mg.(Tran)
Xin Bác sĩ cho biết: Con vi trùng này tại sao phát sinh và có gây thêm các biến chứng nguy hiểm nào không ? Có diệt nó được không vì tôi nghe nói diệt nó rất khó? Trong ăn uống có kiêng cử gì không ? Nội soi dạ dày nhiều lần trong thời gian ngắn có hại gì không? (Tran)
Trả lời của phòng mạch online:
- Thông thường thì khi đã phát hiện có vi trùng H. pylori và có viêm dạ dày – tá tràng như chú thì tất cả các bác sĩ đều khuyến cáo điều trị tiệt trừ vi trùng.
Như chú có nói thì đợt thuốc cách nay 3 tháng chỉ có Losec không biết có chính xác không? Điều này là rất quan trọng vì nếu vi khuẩn hiện tại vẫn còn mà đã điều trị bằng kháng sinh rồi thì chứng tỏ đây là chủng vi khuẩn kháng thuốc, và việc chọn lựa kháng sinh điều trị lần 2 cần phải rất thận trọng với sự tìm hiểu kỹ lưỡng xem lần điều trị tiệt trừ đầu tiên vi khuẩn đã kháng với loại kháng sinh nào. Chính vì vậy để tăng khả năng thành công cho lần điều trị sau thì chú cần cung cấp cho bác sĩ điều trị các thông tin về tất cả các kháng sinh đã điều trị lần trước.
Chú không nêu rõ liều và thời gian sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu với liều thuốc chuẩn, thời gian điều trị 10 ngày thì với phác đồ đang sử dụng điều trị vi trùng này khả năng thành công xấp xỉ 60%. Những trường hợp thất bại điều trị sẽ được điều trị bằng phác đồ kháng thuốc.
Nhiều trường hợp nhiễm chủng vi trùng kháng thuốc không phải do bản thân người bệnh sử dụng kháng sinh không đúng mà là do trong cộng đồng việc sử dụng kháng sinh không được kiểm soát kỹ theo toa bác sĩ, được bán khá tùy tiện (như tình hình nước ta) dẫn đến tình trạng người khác nhiễm chủng kháng thuốc và khi lây qua người khác thì vi khuẩn bị lây qua đã mang tính kháng thuốc rồi (trong trường hợp này y khoa gọi là kháng thuốc nguyên phát).
Vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân sinh viêm loét dạ dày – tá tràng và bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên nếu chú được nội soi ở cơ sở đáng tin cậy và đã được xác nhận đúng là chỉ có viêm dạ dày – viêm tá tràng thì khuynh hướng của vi khuẩn nếu chưa được tiệt trừ thành công sẽ đi theo hướng viêm dạ dày và viêm loét tá tràng tái phát chứ hiếm khi nào đi theo hướng phát triển thành ung thư dạ dày.
Trong trường hợp bệnh của chú, vi khuẩn có lẽ chưa được diệt thành công hơn là tái nhiễm từ bên ngoài. Con đường lây nhiễm từ người này sang người khác chủ yếu là do ăn uống chung, lây qua nước bọt. Do đó sau khi tiệt trừ thành công thì cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm lại là ăn uống trong vật dụng riêng của mình.
Nội soi dạ dày không gây nguy hiểm gì nếu được tiệt trùng kỹ lưỡng ngoại trừ cảm giác gây nôn nao khó chịu cho người bệnh. Kiểm tra hiệu quả tiệt trừ vi trùng Helicobacter pylori có hai phương pháp chính là xét nghiệm qua nội soi hoặc là không cần nội soi.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh của chú để kiểm tra hiệu quả tiệt trừ cũng có thể sử dụng phương pháp không cần nội soi như: thổi bong bóng xét nghiệm vi trùng. Cách này khá đơn giản như thổi bong bóng ở trẻ em, kết quả kiểm tra vi trùng cũng rất chính xác nhưng đắt hơn phương pháp nội soi.
Phương pháp thổi bong bóng tìm Helicobacter pylori hiện đang có tại BV Đại Học Y Dược cơ sở 1A – 215 Hồng Bàng – Quận 5.
Th.s, BS QUÁCH TRỌNG ĐỨC - Giảng viên Bộ môn Nội ĐH Y Dược TP.HCM
Tôi có nghe một bài thuốc gia truyền để chữa bệnh đau bao tử gồm: 1 lòng đỏ trứng gà ta, 1 viên ampicilin, 2 thìa mật ong. Tất cả hỗn hợp này đánh chung với nhau và uống vào mỗi buổi sáng khi bụng đói.
Xin hỏi uống hỗn hợp này có chữa được bệnh hay không? Và đã có các căn cứ nào chứng minh tác dụng của bài thuốc chưa? (Hoang Khanh Nguyen)
Trả lời của phòng mạch online:
- Các phương pháp chẩn đoán và chữa trị bệnh theo y học hiện đại ngày nay thường được khuyến cáo áp dụng dựa trên bằng chứng khoa học (còn được gọi là y học chứng cứ).
Điều này có nghĩa là kết quả muốn được chấp nhận và ứng dụng rộng rãi thì cần phải tiến hành nghiên cứu khoa học nghiêm túc với phương pháp nghiên cứu đáng tin cậy.
Theo hiểu biết của chúng tôi thì chưa có nghiên cứu nào công bố về kết quả của phương pháp chữa trị này. Việc sử dụng mật ong và trứng gà có thể làm dịu tạm thời triệu chứng của cơn đau bao tử (tương tự như các loại thuốc tráng niêm mạc dạ dày được bán phổ biến tại các nhà thuốc như Phosphalugel, Pepsan, Maalox, Kremil-S …).
Sử dụng kháng sinh chỉ cần thiết trong trường hợp chứng minh được bệnh có liên quan đến nhiễm trùng do Helicobacter pylori, tuy nhiên trong trường hợp này các nghiên cứu trong nước và trên thế giới cũng đã chứng minh rằng để tiệt trừ hiệu quả thì cần phải phối hợp ít nhất 2 kháng sinh và với liều cao hơn nhiều.
Viêm dạ dày có giả mạc đen
Tôi đã bị đau dạ dày khoảng 7-8 năm nay, hàng năm cứ mất khoảng 4-6 tháng uống thuốc, đỡ rồi lạị đau. Tôi đi khám rất nhiều nơi, xét nghiệm cả bằng hình thức nội soi.
Kết luận viêm, sước dạ dầy mức độ nặng, có giả mạc đen, ít dịch trong, thử vi khuẩn âm tính. BS cho thuốc uống có khi tới 6 tháng liền mà bệnh tình cứ ngưng thuốc là lại đau, vậy xin hỏi BS có thể cho 1 bài thuốc để điều trị dứt điểm không? (Một bệnh nhân)
Trả lời của phòng mạch online:
- Viêm dạ dày là một bệnh lý phổ biến, có cơ chế sinh bệnh phức tạp và gây đau đầu cho các bác sĩ chuyên ngành tiêu hóa, không chỉ ở trong nước mà kể cả các nước phát triển trên thế giới. Do vậy, việc điều trị khó có thể chỉ gói gọn trong một vài công thức. Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất trên thực tế việc kê toa điều trị cần phải được “cá thể hóa”. Có nghĩa là cùng là bị căn bệnh bệnh viêm dạ dày nhưng tùy tình hình thực tế của người bệnh mà qua thăm khám và xét nghiệm mà các bác sĩ có thể phải sử dụng các thuốc khác nhau, hoặc sử dụng cùng 1 thuốc nhưng với liều và cách uống khác nhau. Tuy nhiên, có những điểm chung của bệnh như sau:
1) Nguyên nhân nguy hiểm và có thể gây biến chứng chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày – tá tràng: vi trùng Helicobacter pylori và / hoặc sử dụng các thuốc kháng viêm giảm đau (Aspirin, Voltaren, Alaxan …).
2) Nếu không do những nguyên nhân kể trên, bệnh thường không nặng và không gây biến chứng nghiêm trọng về lâu về dài.
3) Bệnh có khuynh hướng dễ tái phát nếu tác nhân nguy hiểm (mục 1) chưa được loại trừ hoặc trong những giai đoạn tâm lý căng thẳng / lo lắng / ăn thức ăn nhiều gia vị hoặc uống rượu bia.
4) Mục tiêu điều trị của bệnh là nhằm
a. Loại trừ các tác nhân nguy hiểm nêu trên (nhờ đó phòng tránh được biến chứng)
b. Giúp kéo dài khoảng cách giữa những lần tái phát và làm giảm nhanh triệu chứng trong những lần tái phát. Khả năng có thể dứt triệu chứng hoàn toàn là rất khó và chỉ đạt được ở 1 số ít trường hợp vì như đã nói ở trên: stress, căng thẳng là yếu tố khơi mào cho triệu chứng do đó trong cuộc sống khó có thể loại trừ hoàn toàn được yếu tố này. Tuy vậy nếu loại trừ được toàn bộ các tác nhân nguy hiểm nêu trên thì dù bệnh tái phát thì cũng không gây nguy hiểm cho người bệnh.
Riêng về trường hợp của Chú: kết quả viêm dạ dày có giả mạc đen thường là liên quan đến tình trạng viêm dạ dày do Helicobacter pylori. Chú nên làm thêm xét nghiệm máu tìm kháng thể chống lại vi khuẩn này (Tên xét nghiệm: huyết thanh chẩn đoán H.pylori IgG) để xác định chính xác tình trạng nhiễm khuẩn. Kết quả nội soi tìm vi trùng này tuy tốt nhưng thường có kết quả âm tính giả nếu người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh dạ dày trong thời gian 2-4 tuần trước đó.
Trong thực tế giống như vi khuẩn HPV gây ung thư cổ tử cung có đến cả trăm loại, trong đó 70% ung thư cổ tử cung là do type HPV 16 và 18 gây ra. Thiết nghĩ vi khuẩn HP cũng vậy, cần định danh rõ type gen nào gây bệnh và gây bệnh trong điều kiện nào để điều trị đúng loại HP đó, chừa lại những chủng HP không độc tính sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của con người. Khi đó mới tránh được tình trạng ném chuột bể đồ.
http://www.trongcom.com/forum/forum_posts.asp?TID=1756&PID=8016Viêm dạ dày đâu chỉ một “thủ phạm”!TT - Đang có một cơn lốc “say mê” vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) khi nói đến bệnh viêm dạ dày, trong khi HP vẫn hiện diện ở những người không mắc bệnh này.
Có một thời gian khá dài, tình trạng viêm dạ dày dù là mãn tính hay cấp tính đều được mọi người và cả giới khoa học quy kết cho nguyên nhân thần kinh. Họ lý luận rằng vì căng thẳng thần kinh quá mức đã làm tăng tiết dịch vị của dạ dày, trong dịch vị thành phần axit clohydric tăng rất cao, phá hủy niêm mạc dạ dày tạo nên tình trạng viêm. Nặng hơn nữa sẽ tạo nên các ổ loét, một số trường hợp gây chảy máu trầm trọng và đưa đến tử vong.
Chính vì vậy, trong y văn mới có câu: không có chất chua trong dịch vị thì không có viêm loét dạ dày. Để giảm tình trạng tăng tiết chất chua của dịch vị, các thầy thuốc tuy đã sử dụng đầy đủ các phương thức điều trị, kể cả tâm lý liệu pháp, nhưng vẫn có một tỉ lệ không nhỏ bệnh nhân tái phát và điều trị không thành công.
Chung sống hòa bình
Đến năm 1988, các nhà khoa học đã tìm ra vi khuẩn HP trong dịch vị và trong niêm mạc dạ dày con người, và vi khuẩn này được cho là thủ phạm gây nên chứng viêm loét dạ dày. Một số tác giả còn cho rằng vi khuẩn này có khả năng gây bệnh ung thư dạ dày. Chính vì vậy phong trào sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị viêm loét dạ dày được nhiều thầy thuốc áp dụng. Đó là một cách điều trị mà nếu như sử dụng trong khoảng 30 năm trước thì sẽ có nhiều thầy thuốc bị cho là ngớ ngẩn.
Cho đến ngày hôm nay, vi khuẩn HP hiện diện trong phần lớn trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên một điều thật trớ trêu là nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn này đã hiện diện trong dạ dày con người cũng như các loài động vật có vú hàng chục triệu năm trước. Chúng hiện diện dưới hình thức cộng sinh chung sống hòa bình, một số chủng còn có tác dụng tốt trên hệ miễn dịch của động vật.
Một số nghiên cứu gần đây tại TP.HCM cho thấy có đến 70% số bác sĩ trong tổng số 300 người tình nguyện thử nghiệm có test HP dương tính, mặc dù không có triệu chứng viêm loét hay ung thư dạ dày gì cả. Một thầy thuốc nói với chúng tôi 80% mẫu thử trên những bệnh nhân ung thư dạ dày mà ông đang nghiên cứu có HP dương tính. Nếu xét về mặt thống kê thì sự khác biệt về tỉ lệ này chưa có giá trị. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải xem xét lại một số điều trong việc điều trị và phòng ngừa viêm loét cũng như ung thư dạ dày.
Ném chuột bể đồ
Theo thông lệ khi chẩn đoán là viêm dạ dày, mà ở người Việt gần như 100% số người được khám đều có ít nhất một lần viêm dạ dày trong đời, bệnh nhân đều được thử nghiệm tìm vi khuẩn HP. Nếu thử nghiệm dương tính, bệnh nhân sẽ được điều trị diệt vi khuẩn HP bằng ít nhất ba loại kháng sinh phối hợp 1-2 tuần. Công thức này thay đổi liên tục vì tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn HP luôn xảy ra, và chi phí cho một lần điều trị cũng khá tốn kém. Chưa kể nhiều người không chịu nổi điều trị vì tác dụng không mong muốn và những khó chịu về cơ thể do thuốc gây ra.
Mặt khác một số công trình nghiên cứu gần đây lại cho thấy ở những người được điều trị tiệt trừ tận gốc vi khuẩn HP thì tỉ lệ viêm thực quản trào ngược tăng cao, một số người khác thì tình trạng hen phế quản cũng gia tăng vì suy giảm khả năng đề kháng. Một số bệnh nhân khác rơi vào tình trạng béo phì vì ăn nhiều do lúc nào cũng cảm thấy đói bụng...
Cơn lốc “say mê” vi khuẩn HP rồi sẽ qua đi. Nền y học cũng nên xem lại và cần có nhiều công trình nghiên cứu khác để tìm ra năng lực gây bệnh của vi khuẩn HP.
Trong thực tế giống như vi khuẩn HPV gây ung thư cổ tử cung có đến cả trăm loại, trong đó 70% ung thư cổ tử cung là do type HPV 16 và 18 gây ra. Thiết nghĩ vi khuẩn HP cũng vậy, cần định danh rõ type gen nào gây bệnh và gây bệnh trong điều kiện nào để điều trị đúng loại HP đó, chừa lại những chủng HP không độc tính sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của con người. Khi đó mới tránh được tình trạng ném chuột bể đồ.
Xem xét yếu tố khác
Hơn thế nữa cần quan tâm đến các yếu tố khác. Những yếu tố này gây ra đột biến về gen ở vi khuẩn HP làm gia tăng khả năng gây viêm hay kích thích sinh ung thư như chế độ ăn với các loại thực phẩm xông khói, muối khô như dưa chua, các yếu tố về tâm thần kinh, hút thuốc lá, uống rượu bia quá độ, sử dụng nước đá có nhiều chất axit... Đây cũng là những yếu tố rất quan trọng gây viêm loét dạ dày. Vì vậy, đừng đổ tội tất cả cho vi khuẩn HP.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=295903&ChannelID=12