WHAT'S NEW?
Loading...

Các lọai bánh đúc & nơi bán

* Cổng chính chợ Bàn Cờ, Quận 3, ngó phía bên phải, ngay góc, tầm chiều chiều có 1 xe bán.
* Siêu thị Coop Mart Ng.Đình Chiểu, đi trễ hay hết, nên đi buổi sáng.
* Bánh đúc mặn hẻm 116 Phan Đăng Lưu 11k/phần có nước mía và bánh cam nữa, chay tới 116 quẹo vô cuối hẻm.
* Chè Kỳ Đồng
* Quán Bánh tằm bì - đường Hai Bà Trưng
* Quận 10 thì trước nhà thờ Hòa Hưng, đường Tô Hiến Thành, bánh đúc nước cốt dừa, bán buồi chiều. Bán các loại chè, bánh đúc, bánh lọc, ít trần, xôi nước
* Bánh Đúc Nguyễn Lương Bằng; Đ. Chỉ: SB10-1 Lô S 18-1 khu phố Nam Khang, Nguyễn Lương Bằng, p. tân phú, Q.7


Từ xưa, ông bà ta đã coi bánh đúc là một thứ quà dân dã, thường có mặt trong các buổi chợ phiên, làm no cái bụng của bao người đi chợ. Lâu dần, món quà quê ấy đã trở nên thân thuộc với tất cả mọi người. Chẳng biết bánh đúc có nhiều loại như thế nào, nhưng chắc chắn ai cũng biết bánh đúc lạc chấm tương đúng hem? Bánh đúc mềm chắc, trắng mịn, đôi chỗ điểm xuyết thêm vài hạt lạc hồng chấm với tương bần vàng sánh, ngòn ngọt dậy lên hương vị rất riêng! Có lẽ trong tất cả các món quà, thì bánh đúc là rẻ nhất. Chỉ dăm ba nghìn thôi cũng đủ ních đầy bụng rồi. Ấy vậy mà cái công người ta bỏ ra để làm bánh đúc lại chẳng ít đâu nhé! Trước tiên phải ngâm gạo với nước vôi trong, sau đó thì đem xay rồi đem quấy, cuối cùng thì tùy vào từng loại bánh đúc mà người ta cho thêm lạc, hay đổ cả ra mẹt. Bình thường, ta hay ăn bánh đúc trắng, nhưng với người sành thì phải cố dậy thật sớm để mua cho được miếng bánh đúc cháy thơm vàng… nghe qua chẳng bõ công chỉ đến khi được ăn thử thì thấy cũng đáng lắm!

Nếu như không thích cái quá “thanh tịnh” của bánh đúc lạc thì bạn thử chuyển hướng sang bánh đúc nóng xem sao? Có lẽ cái cảm giác mềm mềm nóng hổi kết hợp với nước chan chua chua, ngọt ngọt sẽ làm bạn thích thú hơn… Từng thìa bánh đúc dẻo quánh lẫn trong màu nâu của thịt băm, màu đen của mọc nhĩ, màu xàng của hành khô, màu xanh của rau mùi…ôi sao mà hấp dẫn đến vậy! Cũng là chua chua, ngọt ngọt thế nhưng nước chan của bánh đúc không gắt như của bún chả hay bánh cuốn mà nó lại cứ dìu dịu làm cho người ăn đã cho được miếng bánh đúc vào miệng rồi lại phải cố thêm một miếng nước nữa. Vào những hôm trời lạnh, được ngồi ăn bên nồi bánh đúc đặt trên bếp lò phập phồng bọt thì còn gì bằng?

Đã quá quen thuộc với bún riêu cua nhưng với bánh đúc riêu thì hẳn còn lạ lẫm. Cứ ngỡ là món mới, hóa ra lại không phải. Như đã nói ở trên, món bánh đúc riêu này cũng xuất thân ở các phiên chợ quê. Chẳng thế mà khi nhìn các cô thôn nữ yếm đào ăn bánh đúc riêu, Nam Cao đã nghĩ ra biết bao vần thơ đấy thôi.

Bánh đúc không nhân được thái thành miếng mỏng cỡ như chiếc đũa rồi chan với nước riêu cua. Chẳng hiểu từ đâu, người ta nghĩ ra món ăn này nhưng cảm giác mềm mềm của miếng bánh đúc trôi tuột xuống cổ thật là thích.

Được ví như cơn gió mát của làng quê, bánh đúc nộm làm người ta cảm thấy “mát lòng mát dạ” xua tan đi bao cái ngột ngạt, bon chen nơi thành thị. Với loại bánh đúc này, đặc biệt nhất là phải kể đến nước nộm. Khác với các thứ nộm khác, nước của bánh đúc nộm được được làm từ vừng lạc rang đem xay nhỏ rồi bỏ vào đun với nước giá chần làm cho nước có màu trắng sữa thơm mát, ngậy mà không hề ngấy. Thêm một dúm giá chần, vài ngọn kinh giới, bạc hà và đôi lát đọt chuối nữa thì ăn hoài mà chẳng biết chán.

Không chỉ có màu trắng ngà, bánh đúc còn có màu vàng yến nữa cơ. Đó chính là bánh đúc ngô (ở một số dân tộc trên vùng Thượng du phía Bắc cũng có món tương tự gọi là mèn mén). Các công đoạn để làm bánh đúc ngô cũng giống như bánh đúc thường chỉ khác ở chỗ thay gạo bằng ngô mà thôi. Thấy mọi người khen là lạ miệng. Cũng đúng thôi bởi khi ăn, bánh được chấm với đường hay muối vừng mà thêm vào đó bánh lại rắn hơn và có mùi thơm thơm rất đặc trưng của ngô nữa. À, bánh đúc ngô còn có tên là “rùa vàng” đấy!

Theo cách của người miền Bắc thì bánh đúc được làm từ bột gạo và nước vôi trong, với người miền Trung thì thêm một chút nước tro bếp và đi vào đến miền Nam thì họ còn dùng bột năng để làm bánh đúc. Thế nên, bánh đúc mới sinh ra nhiều loại đến thế, từ mặn đến ngọt, từ chấm với tương bần, mắm tôm cho tới mật ong, mật mía… rồi thì với riêu cua, canh hến, cá kho nữa chứ! Thật khó để kể hết…. do nhiều năm cũng đã đi qua, một số loại bánh đúc giờ không còn được ưa chuộng nữa, teens chịu khó cảm nhận qua tranh ảnh vậy nhé!

http://diadiemanuong.com/home/f11/%5Bbanh%5D-cac-loai-banh-duc-noi-ban-o-sai-gon-111/

0 comments: